MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

gacon

gacon
THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga trong tương lai
Cập nhật lúc :8:12 AM, 19/08/2011
Nga luôn là một cường quốc trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại và mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.


Đất Việt xin điểm qua những "trụ cột" của lớp áo giáp phòng thủ của Nga trong vòng 20-25 năm tới.

Trong tương lai không xa, Nga sẽ sở hữu một hệ thống phòng thủ tên lửa
mới hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới với 4 hệ thống tên lửa
phân chia theo cự ly tác chiến như sau: Hệ thống Morfey, Vityaz, S-400,
S-500 và sau S-500.

Hệ thống phòng thủ tầm ngắn Morfey

[You must be registered and logged in to see this image.]
Morfey với tầm bắn siêu ngắn 5 km.
Theo cách gọi chính xác, Morfey là hệ thống phòng
không di động tầm cực ngắn được phát triển từ năm 2007. Morfey sẽ được
đưa vào hoạt động vào năm 2013. Theo các chuyên gia, việc triển khai các
hệ thống Morfey sẽ diễn ra trôi chảy khi nguồn vốn đã được thông qua.

Với tầm hoạt động hiệu quả trong khoảng 5km, Morfey được trang bị radar
dạng antenna hình vòm có khả năng dò và bám theo mục tiêu trên góc mở
360 độ.

“Nếu thiết kế không bị thay đổi, Morfey sẽ là một hệ thống phòng thủ
“độc nhất vô nhị”, ông Ashurbeili – lãnh đạo Ủy ban phòng thủ không gian
của Nga cho biết.

Hệ thống phòng thủ tầm trung Vityaz

[You must be registered and logged in to see this image.]
Hệ thống Vityaz trong quá trình thử nghiệm.
Vityaz sẽ là sự thay thế xứng đáng cho S-300 – hệ thống lỗi thời đang gánh chịu trọng trách phòng thủ tầm trung cho Nga.

Vityaz có khả năng vượt trội so với hệ thống S-300một giàn phóng Vityaz
có 16 tên lửa cùng radar mới (so với 4 tên lửa của S-300).

“Vityaz “nên” được triển khai vào năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, quá trình
này sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn”, ông Ashurbeili cho biết.

Theo các chuyên gia, việc đưa Vityaz vào hoạt động là rất quan trọng với
quân đội Nga vì hiện nay họ có khá ít hệ thống S-300PM biến thể nâng
cấp của S-300). Và các hệ thống S-300PS cũ kỹ không còn đủ sức tạo ra lá
chắn vững chắc cho Nga.

>> [You must be registered and logged in to see this link.]
>> [You must be registered and logged in to see this link.]

Hệ thống phòng thủ tầm xa S-400

[You must be registered and logged in to see this image.]
Hệ thống S-400 là lá chắn phòng thủ mạnh nhất hiện nay của Nga.
S-400 chính là chiếc lá chắn vững chắc mà quân đội
Nga vẫn đang tin tưởng sử dụng. Chỉ tính riêng lực lượng phòng thủ cho
thủ đô Moscow đã sở hữu tới 2 trung đoàn S-400.

Hệ thống S-400 có tầm xa khoảng 400km và độ cao lên tới 40-50km. Tùy
theo mục tiêu mà S-400 có nhiều cách thiết lập đa dạng để hạ được cả các
tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng từ tàu ngầm cùng các chiến đấu cơ.

>> [You must be registered and logged in to see this link.]

Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược S-500

Khác với những hệ thống kể trên, S-500 được trang bị những tên lửa đánh
chặn kích thước và trọng lượng rất lớn. Do vậy, hệ thống này phải sử
dụng các tên lửa phụ để đẩy các đầu đạn.

Kích thước đồng nghĩa với sức mạnh, S-500 được coi là một trong những hệ
thống tên lửa phòng thủ mạnh nhất hiện nay với khả năng bắn hạ các tên
lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500km hoặc tiêu diệt đồng thời 10 tên lửa một
lúc trong vòng bán kính 600km.

Nhưng chi phí lớn khiến cho việc trển khai S-500 gặp nhiều khó khăn.
Theo các thông tin mới nhất, hệ thống S-500 sẽ được triển khai để bảo vệ
Moscow vào sau năm 2015.

>> [You must be registered and logged in to see this link.]

Sau S-500 sẽ là…?


[You must be registered and logged in to see this image.]
Trong tương lai, sơ đồ bố trí tên lửa phòng thủ của Nga sẽ nằm trên bầu trời.
Tương lai của hệ thống tên lửa phòng thủ của Nga sẽ ở…trên trời.

Các kỹ sư quân sự Nga đã bắt tay vào dự án thiết kế tên lửa phòng thủ di
động đặt trên máy bay. Đây sẽ là một bước đột phá công nghệ lớn vì từ
trước tới nay, những hệ thống phòng thủ tên lửa kềnh càng chỉ được đặt
trên các bệ phóng di động trên mặt đất hoặc trên tàu chiến.

“Sau S-500, các tên lửa phòng thủ của Nga sẽ không được đặt trên bộ hoặc
trên biển. Và chúng tôi sẽ đặt tên lửa trên các máy bay, hệ thống này
sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát chiến trường, dò tìm mục tiêu và trực tiếp tấn
công chúng”, ông Ashurbeili cho biết.

Hệ thống liên hợp giữa Morfey, Vityaz, S-400, S-500 cung cấp cho quân
đội Nga khả năng phòng thủ chống tên lửa hoàn thiện với tầm bảo vệ từ 5
tới 400km và độ cao từ 5m cho tới tận không gian. Đây cũng là cơ sở chủ
đạo của tấm lá chắn bảo vệ lãnh thổ Nga trong vòng từ 20-25 năm tới.

datviet

cuty

cuty
.
.

theo datviet:
Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn sau thời Hồ Cẩm Đào?
Cập nhật lúc :7:02 AM, 03/08/2011
Liệu sự thay đổi sắp tới trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thúc đẩy sự đổi thay kịch tính trong chính sách đối ngoại của quốc gia này ? Lịch sử cho thấy điều này có thể xảy ra.


Trong vòng một năm nữa, một tập thể lãnh đạo mới sẽ kế tục Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Hiện tại, giới phân tích tập trung trước hết vào thành phần Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 ủy viên, cơ quan hoạch định đường lối chính sách tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng thường trực Lý Khắc Cường, cả hai hiện là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, được đoan chắc sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tiếp đó, trò chơi dự đoán có sức hút với nhiều nhà quan sát Trung Quốc đang chuyển sang ai sẽ thay thế 7 vị ủy viên còn lại sắp về hưu.

Suy đoán về các quyết định nhân sự cấp cao là việc mạo hiểm và chẳng có gì thú vị. Các quyết định như vậy đạt được thông qua những thỏa hiệp và mặc cả phức tạp, bè phái và kết quả cuối cùng chỉ thường xác định được vào những giây phút cuối. Tệ hơn, đoán trước về cơ may được hay thua của những nhân vật có triển vọng thường đánh lạc hướng chúng ta, làm chúng ta không cố gắng hiểu rõ những hàm ý về chính sách rộng lớn hơn của quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Nếu quá bận tâm đến sự thay đổi vị thế của các phe phái trong giới lãnh đạo ĐCSTQ, chúng ta sẽ không tìm hiểu xem sự thay đổi lãnh đạo có thực sự ảnh hưởng đến chính sách hay không.

Vì vậy, một cách hiệu quả hơn để chúng ta tự mình chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc là nhìn lại lịch sử và xem xét liệu các thay đổi lãnh đạo chóp bu trong quá khứ có dẫn đến các thay đổi quan trong trong chính sách đối ngoại hay không và điều gì giải thích những chuyển đổi lớn như vậy.

Đáng tiếc, ở đây chúng ta không có nhiều dữ kiện. ĐCSTQ trải qua chỉ có bốn giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo, đó là: giai đoạn từ Mao Trạch Đông sang Hoa Quốc Phong (1976), từ Hoa Quốc Phong sang Đặng Tiểu Bình (1979), từ Đặng Tiểu Bình sang Giang Trạch Dân (1994-95) và từ Giang Trạch Dân sang Hồ Cẩm Đào (2002). Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ còn ba giai đoạn có thể kể đến, vì Hoa Quốc Phong, một nhân vật thuộc giai đoạn chuyển tiếp, không có cơ hội thật sự để làm lại chính sách đối ngoại cho Trung Quốc.

Khi nhìn lại ba giai đoạn chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo đầy ý nghĩa này, sự thay đổi lớn nhất trong chính sách đối ngoại diễn ra khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền vào năm 1979. Đặng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cơ bản định hướng lại chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo xu hướng thân phương Tây, chấm dứt sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các lực lượng cánh tả trên thế giới và tung ra một cuộc chiến, dù trả giá đắt, nhằm “trừng phạt” Việt Nam. Thêm vào đó, Đặng tuyên bố rõ phương châm chiến lược mới: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm phục vụ công cuộc hiện đại hóa kinh tế của đất nước. (Hơn một thập niên sau, phương châm nổi tiếng của Đặng là Trung Quốc nên “giấu mình chờ thời”, được đưa ra sau sự sụp đổ của Liên Xô).

Giai đoạn chuyển tiếp từ Đặng Tiểu Bình sang Giang Trạch Dân vào giữa thập niên 1990 không dẫn đến thay đổi cơ bản. (Thời điểm năm 1994, Đặng quá già yếu để có thể tác động đến chính sách, cho đến khi qua đời vào năm 1997). Dù vậy, vẫn có sự điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng. Giang Trạch Dân đưa Trung Quốc tiến gần hơn với phương Tây, đẩy nhanh sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống quốc tế do phương Tây chi phối và đỉnh cao là đưa Trung Quốc gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới, có lẽ đó là di sản vững bền nhất của Giang Trạch Dân.

Sự thay đổi đáng chú ý nữa dưới thời Giang Trạch Dân là chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực. Giang Trạch Dân nâng cấp quan hệ giữa Trung Quốc và Moscow, tiến hành chiến dịch ngoại giao “lấy lòng” các quốc gia ASEAN. Nhưng đồng thời, Giang Trạch Dân cũng thể hiện thái độ cứng rắn hơn với Nhật và bị đổ lỗi vì làm quan hệ Trung-Nhật xấu đi nhanh chóng trong nhiệm kỳ của mình. Đối với Đài Loan, Giang Trạch Dân chủ động bắt tay với lãnh đạo mới của Đài Loan, Lý Đăng Huy nhưng thái độ chuyển mạnh sang khuynh hướng ủng hộ độc lập của Lý Đăng Huy giữa những năm 1990 khiến Giang Trạch Dân trở nên cứng rắn hơn.

Sự thay đổi chính sách quan trọng nhất khi Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 2002 là chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Giang Trạch Dân, Bắc Kinh và Đài Bắc lâm vào chiều hướng xung đột, Hồ Cẩm Đào ngay lập tức phản ứng bằng chính sách 2 mũi giáp công: Hồ Cẩm Đào ký ban hành đạo luật nổi tiếng cứng rắn mang tên “Luật chống ly khai” nhằm răn đe, chống lại các nỗ lực tuyên bố độc lập của Đài Loan nhưng cũng tiến hành chơi trò bắt tay với các đảng đối lập chính của Đài Loan, đặc biệt là Quốc Dân Đảng, để cô lập Đảng Dân Tiến (DPP) vốn chủ trương Đài Loan độc lập.

Không giống Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đưa một phần đáng kể của chính sách đối với Đài Loan cho Washington, gây áp lực với chính quyền Bush để kiềm chế Chính phủ DPP của Đài Loan. Chính sách mới của Hồ Cẩm Đào với Đài Loan gặt hái kết quả khi Quốc Dân Đảng trở lại cầm quyền, giành lại chức vụ Tổng thống hòn đảo này vào tháng Ba 2008. Hồ Cẩm Đào cũng điều chỉnh chính sách của Giang Trạch Dân ở các nơi khác trong khu vực.

Hồ Cẩm Đào cải thiện quan hệ với Nhật nhưng lại giảm cấp trên thực tế mối quan hệ với nước Nga của Putin, quốc gia liên tục làm Trung Quốc bực tức liên quan đến các thương vụ mua bán vũ khí và các thỏa thuận năng lượng. Ít thân Mỹ so với Giang Trạch Dân, trước những lời đề nghị thiết lập mối quan hệ mới tốt đẹp hơn từ chính quyền Bush và Obama, Hồ Cẩm Đào phúc đáp một cách trân trọng nhưng lạnh lùng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, quan hệ Mỹ-Trung chủ yếu diễn tiến trong trạng thái điều khiển tự động. May mắn là, khi Mỹ bị sa lầy tại Iraq và Afghanistan trong suốt thập niên vừa qua, tính thụ động từ phía Trung Quốc không gây vấn đề gì nhiều.

Những ví dụ về các thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại theo sau 3 giai đoạn chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo cho thấy sự kế tục trong hàng lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ có tầm quan trọng thật sự. Nói chung, rất hiếm khi các nhà lãnh đạo thận trọng của Trung Quốc dám thay đổi cơ bản chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Trường hợp ngoại lệ là Đặng Tiểu Bình. Có hai cách giải thích. Một là quyền lực - Đặng thật sự thâu tóm quyền lực vào năm 1979, không có đối thủ, điều này cho phép Đặng khởi xướng thay đổi chính sách đối ngoại một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Thứ hai là sự tương hợp giữa các mục tiêu trong chính sách đối ngoại và các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nước của ĐCSTQ. Những cải cách toàn diện do Đặng tiến hành trong nước đòi hỏi phải có một chính sách đối ngoại thực dụng theo hướng thân phương Tây.

Hai nhân vật kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, rõ ràng thiếu quyền lực như Đặng để đưa chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo hướng hoàn toàn khác. Nhưng họ không cần điều đó. Khi lên tới hàng lãnh đạo cấp cao, cái họ cần là sự điều chỉnh và hiệu chỉnh tốt. Cả hai trường hợp, chúng ta thấy người kế nhiệm cố gắng cân bằng, thậm chí bổ khuyết chính sách của người tiền nhiệm. Giang Trạch Dân xây dựng chính sách dựa trên di sản thân phương Tây của Đặng nhưng cũng mở rộng quỹ đạo ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực bằng cách tăng cường quan hệ với Nga và ASEAN nhằm cân bằng tốt hơn mối quan hệ của Trung Quốc với các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng. Trong trường hợp Hồ Cẩm Đào, ông ta đạt được sự cân bằng qua việc cải thiện quan hệ với Nhật nhưng lại lạnh nhạt trong quan hệ với Nga.

Sự dễ dàng tương đối mà các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đối ngoại của Bắc Kinh phải kể như là điều bất ngờ. Quan niệm thông thường nhấn mạnh quá nhiều đến việc các tân lãnh đạo cần thời gian để củng cố quyền hành và đến việc đấu tranh quyền lực ở chóp bu. Nhưng hồ sơ tư liệu của các giai đoạn chuyển giao lãnh đạo trước đây cho thấy, không chỉ thiên hướng cá nhân của các tân lãnh đạo có tác động thực sự đến chính sách đối ngoại, mà còn cho thấy các vị lãnh đạo có thể khởi sự những thay đổi chính sách sâu rộng và nhanh chóng.

Người ta có thể đưa ra nhiều cách giải thích nhưng cách thuyết phục - và hiển nhiên - nhất là thế này: không giống như việc thay đổi chính sách trong nước có xu hướng gặp phải sự kháng cự của các nhóm lợi ích cố thủ được hưởng lợi từ hiện trạng, sự thay đổi chính sách đối ngoại chỉ phải đối mặt với sự chống đối ít hơn nhiều. Giới tinh hoa hàng đầu thường có xu hướng đồng thuận về nhu cầu cần thay đổi và chỉ có số ít nhóm đặc quyền, đặc lợi (ngoại trừ giới quân đội đầy quyền lực) có quyền phủ quyết các sáng kiến, đề xuất của tân lãnh đạo nhằm tái cân bằng, hoặc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

ubuntu

avatar
.
.

SGTT.VN - Mỹ sẽ không ngồi yên nếu Trung Quốc gây hấn tới mức đe doạ sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy thì Trung Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả.


Chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe doạ trên tờ thời báo Hoàn cầu chưa có khả năng xảy ra. Vì vậy không có gì lạ là ngay sau khi đe doạ dùng vũ lực chống Việt Nam vào ngày 21.6.2011 trên báo này thì hai nước đã họp mặt cấp cao tái tuyên bố tôn trọng 16 chữ vàng trong ngày 25.6.2011. Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định (randomizing strategies), làm Việt Nam mất phương hướng (indifference).

Hai lá bài nóng lạnh

Hai sự kiện chỉ cách nhau có bốn ngày với những tín hiệu hoàn toàn đối nghịch nhau từ phía các cơ quan Trung ương của Trung Quốc. Sự kiện sau là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự giảm nhiệt trong khu vực. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản.

Hãy điểm lại các sự kiện gần đây nhất: hôm 26.5.2011, chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực Shangri-La, tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp. Sáng ngày 9.6.2011, ngay sau cuộc gặp bên lề hội nghị (mà phía Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hoà bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung – Việt), Trung Quốc lại chủ đích cho ba tàu bán vũ trang tấn công, cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam.

Khi hội thảo an ninh hàng hải trên Biển Đông đang diễn ra tại Washington (trong hai ngày 20 – 21.6.2011) thì Trung Quốc chính thức đe doạ dùng vũ lực chống Việt Nam trên tờ Hoàn cầu (ngày 21.6.2011). Tiếp theo, ngày 25 – 26.6.2011, trong cuộc gặp mặt cấp cao Trung – Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng tốt, cùng định hướng dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại niềm tin của nhân dân hai nước. Nhưng ngày 25.6, ngay vào lúc phát đi các lời lẽ đó, một tướng của Trung Quốc, Bành Quang Khiêm, phó tổng thư ký uỷ ban Chính sách an ninh quốc gia, lại tuyên bố có thể sẽ dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn (so với cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979) trên kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc. Và cũng chỉ vài ngày sau, chính quyền tỉnh Hải Nam lại ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên cả vùng biển của Việt Nam, tiếp tục xâm phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam.

Tự vệ đơn phương hay phòng thủ đa phương?

Trong nghiên cứu chiến lược, khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh như vậy, Việt Nam sẽ bị mất phương hướng, theo nghĩa: Việt Nam cũng bị ngẫu nhiên lái theo Trung Quốc. Cụ thể là với xác suất dương, hay với rủi ro có thật, Việt Nam bị rơi vào “vòng tay” của Trung Quốc, mà không thể phối hợp với Mỹ một cách thường xuyên, hay sự phối hợp chỉ có tính nhất thời. Tức là, Việt Nam bị “nhảy” một cách ngẫu nhiên giữa hai chiến lược: tự vệ đơn phương và phòng thủ cùng với Mỹ, ASEAN một khi có chiến sự nổ ra bất ngờ từ phía Trung Quốc.

Có một sự rất khác giữa trường hợp của Việt Nam so với Philippines. Philippines phối hợp nhất quán với Mỹ cho phép tạo sức mạnh răn đe. Ngược lại, Việt Nam phải đối mặt với khả năng (dù không phải chắc chắn sẽ xảy ra) là Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công mình nếu việc tấn công giúp: (i) Tăng quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với con đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. (ii) Tăng khả năng tạo tranh chấp, lan dần vào các vùng không có tranh chấp, thông qua sự chèn ép về quyền khai thác các tài nguyên mang tính loại trừ, cụ thể là dầu khí. (iii) Cho phép phát huy tối đa chiến lược chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh, sao cho: Việt Nam bị ép vào thế buộc phải tự vệ đơn phương khi nổ ra xung đột còn Mỹ thì không kịp trở tay hoặc không thể điều động chiến hạm, tàu sân bay tới, chỉ vì một xung đột có quy mô xem ra là nhỏ.

Sự lựa chọn điểm và thời điểm tấn công, thoả mãn cả ba điều kiện nói trên sẽ làm tăng cao nhất cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho Trung Quốc. Cụ thể là, tự vệ đơn phương sẽ làm sự thôn tính xảy ra nhanh. Sau khi thôn tính, xung đột song phương sẽ lan rộng hơn, phức tạp hơn, mà Trung Quốc có thể sử dụng tốt nhất lợi thế vượt trội để chèn ép, đem lại lợi ích dài hạn cho Trung Quốc. Nói rõ hơn, Trung Quốc đang lái xung đột về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột.

Chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng


Việt Nam hiện nay, cũng giống như 20 năm về trước, khó có thể làm gì nhiều để ứng phó với cách mà Trung Quốc ứng xử lá mặt lá trái, lúc nóng lúc lạnh, khiến chính mình bị dao động giữa một bên là chiến lược phòng thủ chung với Mỹ và ASEAN và bên kia là buộc phải ở vào thế tự vệ đơn phương, khi bất ngờ bị Trung Quốc tấn công. Nhưng Việt Nam cũng có thể chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng. Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa các đàm phán song phương với Trung Quốc. Đồng thời, cần hành động thực tế hơn, nhưng ngẫu nhiên và khó xác định hơn, trong việc củng cố hợp tác phòng thủ với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN. Điều đó là lẽ phải, nhằm bảo đảm sự ổn định khu vực và tự do, an toàn hàng hải.

Các phương án có thể trải rộng từ việc tăng khả năng cảnh báo sớm; tăng sức mạnh phòng thủ ở các điểm chiến lược cho đến phối hợp tập trận, bảo vệ an toàn hàng hải; hợp tác tuần tra trên không và trên biển thuộc chủ quyền quốc gia; đi kèm với hoạt động nhân đạo, cứu hộ, hay khảo sát khí tượng, nghiên cứu môi trường tự nhiên và thềm lục địa. Cách chơi ngẫu hứng như vậy sẽ làm thay đổi kỳ vọng của các bên, kể cả Trung Quốc về được và mất khi nổ ra xung đột; do đó ảnh hưởng tới xác suất gây ra xung đột. Chính Việt Nam cũng có thể lái Trung Quốc trở lại thế đa phương để giải quyết xung đột song phương. Cụ thể là khi khả năng có sự đáp trả mang tính phối hợp quốc tế là đủ cao, thì tự nó đã tạo ra sự răn đe hữu hiệu với các hành động gây chiến hung hăng nhất.Việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.


Theo cách tiếp cận như vậy, chúng ta phải mở rộng khái niệm về chủ quyền trong một thế giới mới, mà sự liên kết kinh tế – địa – chính trị làm nền tảng vững chắc cho cơ chế phối hợp an ninh đa phương. (Economies of scale and scope in coordination mechanism). Dù rằng chúng ta tôn trọng và gìn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc nhưng việc ngồi im không làm gì, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hay khai thác dầu thô tại thềm lục địa của mình thì điều đó không chỉ làm tổn thất niềm tự hào dân tộc mà còn làm suy yếu tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với Trung Quốc. Nói rõ hơn, chúng ta nên có những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền thông qua hợp tác kinh tế – địa – chính trị với tất cả các nước liên đới, không chỉ riêng với Trung Quốc.

Tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền

Chúng ta có thể cho thuê dài hạn, ví dụ là 100 năm, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật, nhằm khai thác dầu thô hoặc đánh bắt cá. Các khoản thuế hoặc lợi tức từ việc cho thuê quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ này chính là biểu hiện cụ thể về kinh tế của chủ quyền không thể bị xâm phạm của Việt Nam. Khi mà các dạng thuế, lợi tức được ghi nhận và quyền khai thác của các quốc gia hay công ty nước ngoài được đảm bảo theo công ước quốc tế, thì tất yếu sẽ làm giảm các tranh chấp song phương, vì khả năng bảo vệ chủ quyền được tăng lên.

Một khía cạnh nữa là nên phối hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên không loại trừ như đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lý chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này. Việt Nam có thể cho thuê không cảng và hải cảng chiến lược, mà nó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Điều đó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của nguồn tài nguyên không loại trừ – đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông. Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. Vì vậy, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế sẽ cho phép các dòng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên hiệu quả hay vốn tri thức, kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu. Nói rõ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

(*) Xem từ số báo 73 ngày 1.7.2011

TS Lê Hồng Nhật

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết