MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Vị tướng đánh bại Pháp và Mỹ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ubuntu

avatar
.
.

Nhà báo, sử gia Stanley Karnow là người Mỹ đã phỏng vấn độc quyền đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến tranh Việt Nam - cuộc trò chuyện thẳng thắn về những cuộc chiến tại Việt Nam trên tờ New York Times năm 1990 với tựa đề “Ký ức của tướng Giáp”.
Ông bảo đến giờ vẫn còn nhớ như in ngày ông ngồi trong một căn phòng kiểu cổ ở Hà Nội và nghe tướng Giáp, con người huyền thoại vẫn còn bí ẩn với thế giới phương Tây, nói về chiến thắng thần kỳ của ông và dân tộc Việt Nam trước những cuộc chiến đầy bi kịch trong lịch sử nhân loại. Stanley Karnow đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện nhân dịp sinh nhật đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010).
- Lần đầu tiên ông phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp là khi nào?
- Lần đầu tiên tôi gặp ông là sau chiến tranh, khoảng năm 1990. Bởi vì trong suốt thời chiến người Mỹ không thể đến miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi gặp nhau tại một tòa nhà kiểu cổ ở Hà Nội, gần khách sạn của tôi. Chúng tôi nói chuyện, sau đó tôi đến thăm nhà ông, gặp vợ ông và vài người thân khác trong gia đình ông.
Vị tướng đánh bại Pháp và Mỹ DaituongVNGiapĐại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Điện Biên Phủ vào tháng 4-1994 - Ảnh: Catherine Karnow
Sau chuyến đi này tôi đã viết một bài lớn cho tờ New York Times về ông và sử dụng các nghiên cứu đó cho một phần trong quyển sách của mình sau này. Tôi đã nghiên cứu để biết về chiến tranh, về vai trò của ông lúc ông bắt đầu tham gia lãnh đạo Việt Minh... Tôi và ông Giáp nói chuyện với nhau và thực hiện cuộc phỏng vấn bằn
- Ông có bao giờ biết tại sao tướng Giáp lại đồng ý để ông - một người Mỹ - phỏng vấn vào giai đoạn mới vừa mở cửa không?
- Tôi nghĩ chắc vì ông đã đọc quyển Việt Nam: một lịch sử của tôi. Khi tôi ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông đã chấp nhận. Ông đã dành thời gian kể cho tôi nghe về Điện Biên Phủ, bằng cách di chuyển những ly tách và vật dụng đặt trên bàn ăn của chúng tôi.
Việc được gặp và phỏng vấn tướng Giáp là một điểm quan trọng thường được nhắc tới trong sự nghiệp báo chí và sử học của tôi.
- Có bất cứ thay đổi nào trong quan điểm của ông về cuộc chiến tranh sau khi ông trò chuyện với tướng Giáp?
- Tôi thật sự nghĩ rằng người Mỹ đã sai khi thực hiện cuộc chiến Việt Nam. Người Mỹ không có bất cứ một cơ hội nào có thể thắng tại đây. Đó cũng là chủ đề trong quyển sách của tôi. Khi nhìn lại tất cả, tôi thấy cuộc chiến là một bi kịch. Khoảng 60.000 người Mỹ chết và mất tích. Quá nhiều người Việt Nam chết. Quá nhiều gia đình Việt Nam mất người thân và bị nhiễm chất độc da cam.
Bất kể hoàn cảnh thế nào, tướng Giáp tỏ ra vô cùng kiên quyết. Và khi tôi hỏi ông: "Hãy giúp tôi hiểu vì sao không có một cơ hội nào cho người Mỹ thắng cuộc chiến này?", ông đã trả lời: "Bởi vì chúng tôi luôn kiên định và luôn sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi hoàn cảnh".
- Tướng Giáp có bao giờ nói với ông về cái giá con người phải trả trong cuộc chiến không?
- Ông kể nhiều về những nghĩa trang liệt sĩ, nơi chôn những binh lính chết trận và những bia mộ màu trắng ở đó. Có rất nhiều nghĩa trang có bia mộ màu trắng nhưng bên dưới không có thi thể hay tro cốt của ai cả. Đó là những ngôi mộ gió của những người lính đã chết trận tại miền Nam chưa tìm được dấu tích. Chúng ta có thể hiểu rằng khi một cuộc chiến diễn ra thì luôn có những hi sinh đau lòng.
Tướng Giáp không bao giờ nói với tôi về con số cụ thể người Việt Nam chết trong chiến tranh. Ông luôn nhắc lại rằng đó là một tổn thất lớn, nhưng cũng như ông ấy nói sẽ có những sự sống phải hi sinh vì cái quyết định phải chiến thắng đến cùng trong cuộc chiến ấy. Tôi đã nghe ông ấy nói và rất hiểu... Vào thời điểm đó mọi chuyện không thể khác được.
Tôi không có bất cứ phán xét nào về ý niệm đó. Chính tôi cũng là người lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi tôi 18, 19 tuổi. Tôi đã tường thuật cuộc chiến ở Algeria. Tôi đã quan sát nhiều cuộc chiến trong suốt cuộc đời mình, để hiểu rằng số người phải chết cho tất cả những hành vi chiến tranh đó thật khủng khiếp.
Tại sao ông viết về tướng Giáp là "người ngang hàng với những Grant, Lee, Rommel và MacArthur trong ngôi đền vinh danh các lãnh đạo quân sự thế giới"?
- Tôi đề cập rất nhiều vị tướng trong tác phẩm của mình để so sánh với ông. Ông đã kể tôi nghe về việc ông phải đối mặt với người Pháp từ năm 1946. Người Pháp bắt đầu tăng lực lượng của họ lên dữ dội. Khi ông Giáp nói với tôi về tướng Jean de Lattre de Tassigny của Pháp tại Việt Nam, ông vô cùng tự hào. Đó là một trong những vị tướng quan trọng nhất của người Pháp. Tướng Giáp tự hào vì mình đã thật sự đối mặt với vị tướng này trong chiến tranh. Ông làm tôi nhớ đến những vị tướng khác trong lịch sử.
Khi tướng Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, có một số cố vấn người nước ngoài luôn kề bên ông. Họ chỉ dẫn ông phải làm cái này, cái kia, phải điều khiển chiến dịch thế này, thế khác. Tướng Giáp bảo ông luôn lắng nghe những gì mà các cố vấn ấy nói, để rồi ông không ngủ được suốt cả đêm dài, phải quyết định cái gì là điều đúng đắn thật sự cần làm. Sáng hôm sau ông tự quyết định bài bố lại chiến dịch theo ý mình.
Ông đã ra lệnh phải đào sâu vào lòng đất để tiến vào trung tâm. Người Pháp không bao giờ tưởng tượng tướng Giáp có thể đưa đại bác lên các đỉnh đồi, sau đó chiến thắng với ít tổn thất nhất, và đó là một trong những chiến thắng đặc biệt nhất của cuộc đời tướng Giáp. Đó là lý do tại sao tôi so sánh ông, trận đánh lịch sử của ông với những vị tướng nổi tiếng khác trên thế giới.
- Điều gì làm ông nhớ nhiều nhất đến tướng Giáp?
- Ông là một người đàn ông lịch thiệp, luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp "rất Pháp". Nhân dịp sinh nhật của ông, cho tôi gửi đến tướng Giáp lời chúc mừng sinh nhật của tôi và Catherine, con gái tôi, người từng phỏng vấn và có rất nhiều kỷ niệm đẹp về ông.

ubuntu

avatar
.
.

Vị tướng đánh bại Pháp và Mỹ Images458420_Sach_01

Vị tướng đánh bại Pháp và Mỹ Images458421_Sach_02
Đó là cách định danh của cuốn sách “Những nhà lãnh đạo quân sự và các chiến dịch của họ” trong đầu đề phần viết về Võ Nguyên Giáp. Cuốn sách “Great Military Leaders anh Their Campaigns” của tác giả Jeremy Black, khổ 27X32cm, có 545 tranh minh họa trong đó 440 tấm in màu, của tác giả là Jeremy Black, do Nhà xuất bản Thames&Hudson xuất bản tại London (Anh) năm 2008.

Gồm 59 nhân vật. Cổ đại: Cyrus Đại đế (người sáng lập Đế chế Ba Tư); Alexandre Đại đế (nhà chinh phục Macedoan vùng Tây Á); Chandragupta (nhà sáng lập ra Đế quốc Mauryan ở Ấn Độ); Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa; Hannibal (Darg Cartagnian Ganeral who Challenged the Might of Rome); Julius Caesar (người chính phục xứ Gaul và là nhà độc tài); Augustus (vị Hoàng đế đầu tiên của La Mã); Trajan (Hoàng đế La Mã); Belisarius (vị tướng xứ Bizantine đã chính phục Ý và Bắc Phi).
Thời Trung cổ: Charlemagne (Vua xứ Frank và là vị Hoàng đế một vương quốc từ Tây Ban Nha đến Đức); Otto Đại đế (Hoàng đế German Holy Roman người đánh bại người Magayars-Hungari); Wiliam Người Chinh phục (Anh); Saladin (chỉ huy đạo quân Hồi đánh thắng Thập tự chinh); Frederic Barbossa (Hoàng đế German Holy Roman và tử trận trong cuộc Thập tự chinh); Chingiz Khan (Thủ lĩnh Mông Cổ thiết lập một nhà nước rộng lớn nhất ở châu Âu); Timur (người thiết lập đại đế chế Trung Á); Edward I (Vua nước Anh, chính phục xứ Wales và Scotland); Robert Bruce (Vua xứ Scottland đã đánh bại quân Anh); Jan Zizka (vị tướng người Czech); Janos Hunyadi (anh hùng dân tộc Hungari người đánh bại quân Thổ).
Thời các Đế chế và các cuộc Cách mạng: Hernando Cortès (vị tướng Tây Ban Nha chinh phục xứ Aztecs); Francisco Pizarro (Vị tướng đã tiêu diệt Đế chế Inca); Sulta Selim I (nhà lãnh đạo tối cao Đế chế Ottoman chinh phụ xứ Ai Cập); Suleyman the Magnificent (thủ lĩnh tối cao đế chế Ottoman chính phục Hungari); Hoàng đế Charles V; Babur (thủ lĩnh Mughal chinh phục Bắc Ấn); Akbar (người sáng lập Đế chế Mughal); Toyotomi Hideyoshi (người thống nhất Nhật Bản); Shah Abbas (người xây dựng quyền lực Iran); Gustavus Adolphus (Vua và tư lệnh Thụy Điển trong cuộc Chiến tranh 30 năm); Turenne (Đô đốc danh tiếng Pháp thời Louis XIV); Oliver Cromwell (vị tướng thắng trận trong Nội chiến Anh); Jan Sobieski (Vua Ba Lan đánh thắng quân Thổ), Peter Đại đế (Sa hoàng Nga đã đánh thắng quân Thụy Điển); Duke of Marlborough (Thủ lĩnh người Anh chiến thắng trận Blenheim); Frederic Đại đế (Vua Phổ đánh thắng Áo); Nader Shah (Vua Iran ); Hoàng đế Càn Long (người đứng đầu nhà Thanh ở Trung Hoa); George Washington (Vị chỉ huy quân đội và Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ); Napoleon (Hoàng đế nước Pháp người chinh phục châu Âu); Horatio Nelson (Đô đốc danh tiếng Anh đánh bại nước Pháp); Duke Wellington (vị Huân tước Anh đánh bại Napoleon).
Thời hiện đại: Shaka Zulu (Thủ lĩnh danh tiếng ở Nam Phi) Simon Bolivar (Anh hùng trong cuộc Chiến tranh dành độc lập ở Mỹ La tinh); Giuseppe Garibaldi (Anh hùng dân tộc trong cuộc chiến tranh thống nhất nước Ý); Moltke the Elder (Vị tướng chủ chốt của quân Phổ trong cuộc Chiến tranh thống nhất nước Đức); Ulysses S, Grant (Vị tướng liên quân chiến thắng trong nội chiến Mỹ); Robert E.Lee (Vị tư lệnh liên quân Bắc Virginia, Hoa Kỳ); Menelik (Thủ lĩnh Ethiopie chống lại sự xâm lăng của Ý); Garnet Wolseley (Vị tướng chủ chốt của đế quốc Anh); Đô đốc Togo (Tư lệnh Nhật Bản đã đánh bại Hạm đội Nga); Thống chế Foch (Tướng Pháp, Tư lệnh Lực lượng Liên quân trong Đại chiến I); Erich Ludendoff (Tổng tư lệnh quân Đức trong Đại chiến I); Mustafa Kemal (Nhà lãnh đạo dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ); Erich von Manstein (Danh tướng trong đạo quân của Hitler); Dwight D. Eisenhower (Tư lệnh tối cao Lực lượng Đồng Minh trong Đại chiến II); Georgy Zhukov (Vị tướng vĩ đại nhất của Quân đội Xô viết trong Đại chiến II); Đô đốc Nimitz (Tư lênh Hải quân Hoa Kỳ trên mặt trận chống phát xít Nhật) và Võ Nguyên Giáp.
Phần viết về vị Đại tướng Việt Nam chỉ có 2 trang kèm theo lời trích câu nói: “Kế thừa và tiếp nối truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc chúng ta, nhân dân ta đã đánh bại một thế lực mạnh bằng một lực lượng nhỏ hơn”.
(Inheriting anh continuing our nation’s tradition ò fighting againts foreign ivasion, our people have defêatd a large force with a smaller one). Hai bức chân dung chụp ở hai thời điểm gắn với 2 chiến dịch tiêu biểu là Điện Biên Phủ 1975 và Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) được mô tả bằng những tấm bản đồ và những lời chỉ dẫn. Tuy còn một vài sai sót như ngày sinh không chính xác (15 thay vì 25/8/1911) và có phần còn sơ sài, nhưng điều đó cũng dễ hiểu vì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật duy nhất... còn sống trong số 59 nhân vật được lựa chọn.
Sự lựa chọn này cho thấy vị trí của cuộc chiến tranh Việt Nam trong lịch sử hiện đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một biểu tượng gắn với một sự nghiệp chiến tranh giải phóng to lớn của dân tộc Việt Nam chiến đấu dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dương Trung Quốc
nguon:baomoi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết