MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Lạm phát 2011 ai là người chịu thiệt!

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

Lạm phát 2011 và kịch bản ‘thà một lần đau’


Việc Chính phủ cho phép giá cả một số mặt hàng trọng
yếu như điện, xăng dầu, ngoại tệ... đồng loạt tăng thời gian qua, theo
các chuyên gia, là một phần trong kịch bản điều hành lạm phát chặt chẽ
của năm 2011.





Hiện chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra xác nhận về
một kịch bản lạm phát chung cho năm 2011, nhưng những động thái của các
nhà quản lý trong 2 tháng đầu năm được một số chuyên gia kinh tế nhìn
nhận là một phần trong kế hoạch điều hành với nhiều toan tính.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 2, một loạt đòn
bẩy tăng giá đầu vào của nền kinh tế như tỷ giá, điện, xăng dầu… được
khởi động. Theo tính toán
của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, những điều chỉnh nói trên, cộng
với hiệu ứng tâm lý xã hội sẽ tác động làm tăng CPI năm 2011 khoảng 2%.

Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số
giá tiêu dùng cả nước trong 2 tháng đầu năm tăng tổng cộng 3,78%, chủ
yếu do tác động của Tết. Như vậy, nếu tính toán một cách cơ học, tại
thời điểm này, người ta đã “nhìn thấy” lạm phát tăng khoảng 6%. So với
mục tiêu khống chế CPI dưới 7% mà Quốc hội phê chuẩn cuối năm ngoái, dư
địa cho 10 tháng còn lại chỉ còn trên dưới 1%.
Lạm phát 2011 ai là người chịu thiệt! Lam-phat-0
Người lao động nghèo sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lạm phát tiếp tục tăng cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Việt Nam có thể
giữ được lạm phát năm 2010 ở mức dưới 7% là điều khó trở thành hiện
thực. “Việc tăng giá một số nguyên, nhiên liệu đầu vào chủ chốt của nền
kinh tế như điện, xăng dầu chắc chắn sẽ khiến cho bức tranh lạm phát của
Việt Nam xấu hơn một chút trong năm 2011”, chuyên gia kinh tế Christian
de Guzmanb của hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s nhận định với hàng tin BBC.

Thế nhưng, cũng trong khoảng thời gian này, thông điệp
ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát liên tục được cơ quan chức
năng phát đi. Đại diện Chính phủ khẳng định đây là mục tiêu "hàng đầu,
kiên quyết và xuyên suốt" cả năm. Quyết tâm này được thể hiện bằng gói
giải pháp 7 nhóm, được Chính phủ công bố cuối tháng 2, trong đó tập
trung vào thắt chặt tiền tệ, giảm chi và bội chi ngân sách, hạn chế nhập
siêu, tăng cường sản xuất và thực hiện giá thị trường...

Bình luận về gói giải pháp này, bản thân chuyên gia
Guzmanb của Moody's cũng cho rằng đây là bước đi đúng hướng và cần thiết
đối với Việt Nam trong bối cảnh lạm phát đang là nguy cơ hiển hiện với
hầu hết các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên
Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia Việt Nam, quyết
định điều chỉnh giá một số mặt hàng theo hướng thị trường và quyết tâm
chống lạm phát của Chính phủ, thực tế, không mâu thuẫn với nhau. "Đây
chỉ là một phần trong nhóm giải pháp bắt buộc phải làm để chống lạm
phát”, ông Lịch khẳng định.

Theo chuyên gia này, tuy việc điều chỉnh sẽ làm tăng
giá trong giai đoạn trước mắt nhưng sẽ giúp phá vỡ tâm lý lạm phát kỳ
vọng, vốn tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế: “Chỉ tiêu 7% có thể sẽ hết
ngay trong quý 2 năm nay. Tuy nhiên, sau đó mà ổn định đến cuối năm thì
vẫn còn hơn là nhích mỗi tháng một chút”, tiến sĩ Lịch nhận định.

“Nếu cứ tăng giá theo kiểu lâu lâu nhích một tí thì
chỉ một tin đồn thổi cũng khiến không ít người sợ. Thà là tăng một lần
rồi giữ ổn định mức tăng đó trong một thời gian dài để người dân, doanh
nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh lâu dài của mình. Như vậy, mới
có thể chấm dứt được lạm phát kỳ vọng hiện nay”, đại biểu quốc hội này
phân tích thêm.

Quan điểm của tiến sĩ Trần Du Lịch cũng được một số
doanh nghiệp tài chính lớn chia sẻ. Theo bộ phận phân tích của Công ty
chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, với việc điều chỉnh tỷ
giá và giá điện, xăng đầu vừa qua, lạm phát nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức
cao, khoảng 2% trong tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, đến cuối năm, tình
hình có thể bớt căng thẳng hơn rất nhiều khi tâm lý thị trường ổn định
trở lại.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, để thực
hiện thành công kịch bản lạm phát này, sẽ cần thêm rất nhiều nỗ lực của
cơ quan quản lý cũng như phụ thuộc không nhỏ vào thị trường thế giới,
đặc biệt trong điều kiện lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu tăng cao như
hiện nay.

“Chỉ đơn cử chuyện giá dầu thôi ta cũng đủ thấy giá
thế giới ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam. Giá dầu hiện nay đã xấp xỉ 100
USD một thùng. Nhưng nếu những bất ổn ở châu Phi, Trung Đông không sớm
được giải quyết, nó sẽ sớm lên tới 120 USD một thùng. Mà dầu cứ tăng 20
USD thì kinh tế mất 1% tăng trưởng, tác động đến lạm phát thậm chí còn
lớn hơn”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội phân tích.

Bên cạnh tác động bên ngoài, theo Tiến sĩ Kiên, một áp
lực tăng giá khác cũng cần được tính tới trong bài toán lạm phát năm
nay là quyết định tăng lương cho người lao động vào giữa năm. “So với
quyết định tăng giá điện, xăng dầu thì việc nâng lương trễ hơn chừng 2
tháng. Như vậy, áp lực tăng giá có thể sẽ lại tăng cao vào giữa năm”,
đại biểu Quốc hội này nhận định.

Trong khi đó, theo chuyên gia Kinh tế Vũ Đình Ánh,
kịch bản cho tăng giá một số mặt hàng cơ bản vào đầu năm để hy vọng ổn
định vào cuối năm cũng từng được sử dụng vào năm 2010 nhưng nền kinh tế
vẫn kết thúc năm với mức lạm phát 2 con số.

“Năm nay, mức tăng giá các mặt hàng nêu trên đều cao
hơn nhiều so với năm ngoái. Cộng với sức ép từ bên ngoài thì việc giữa
lạm phát ổn định là rất khó khăn, đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực của từ cơ
quan điều hành”, Tiến sĩ Ánh nhận định.
nguồn vnexpress.net

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết