MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

có nhân quả hay không???????

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1có nhân quả hay không??????? Empty có nhân quả hay không??????? 10/3/2011, 10:10 am

macsuong

macsuong
,
,

Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học xụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn.

Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) chi phối mọi họat động của con người, từng giờ, từng phút, từng sát-na nhưng con người không thèm để ý. Chỉ khi hậu quả xảy đến người ta mới chịu tin. Luật Nhân Quả là trụ cột giáo lý của Đức Phật. Chúng ta hãy nghe nhận định của Trung Tâm Phật Giáo SOKA GAKKAI INTERNATIONAL tại Anh Quốc, “As we go about our daily lives, in every single moment, we make causes in the things that we think and say and do. Buddhism teaches the existence of a law of cause and effect which explains that when we make a cause, the anticipated effect of that cause is stored deep in our lives, and when the right circumstances appear then we experience the effect. This concept of cause and effect is at the heart of Buddhism..“ (Quán chiếu cuộc sống hàng ngày, từng giây từng phút, chúng ta tạo Nhân qua những gì chúng ta suy nghĩ, nói và làm. Phật Giáo dạy chúng ta về sự hiện hữu của luật nhân quả, nói rằng khi chúng ta tạo Nhân, hậu quả của nhân đó nằm sâu trong đời sống của chúng ta, và trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó, chúng ta sẽ nhận lãnh Quả đó. Khái niệm nhân quả là trung tâm điểm của Phật Giáo..) (1)

Hiện nay dù khoa học và kiến thức nhân loại đã tiến bộ vượt bực nhưng một số không nhỏ vẫn tin rằng những bất hạnh, những khổ đau, những tội ác ghê tởm, chiến tranh, sự diệt chủng, sự thù ghét, kỳ thị chủng tộc v.v.. là do Thần Linh (God) an bài sẵn rồi. Nếu có xảy ra thì cũng là do ý chỉ của Ngài. Vậy con người nếu muốn thoát khỏi sự “trừng phạt” hoặc những thảm họa đó, thì chỉ có nước quỳ lạy, van vái, cầu nguyện Thần Linh xót thương mà thôi. Thế nhưng cũng một số không nhỏ, thấm nhuần giáo lý của Đức Phật lại không tin như thế. Họ không tin vào Thuyết Định Mệnh với một “Sổ Đoạn Trường” nằm sẵn ở Thiên Đình, họ bác bỏ sự hiện hữu của một Thần Linh không bao giờ biết xót thương mà chỉ biết gây thảm họa triền miên cho nhân loại và có thể ban phép mầu để “rửa tội” cho những kẻ bất nhân hoặc những kẻ gây tội ác khủng khiếp đối với nhân loại. Đối với các Thần Giáo thì không có Luật Nhân Quả gì hết. Thần Linh có thể biến tội thành phước, biến phước thành tội và biến kẻ sát nhân thành Thánh. Để lý giải về Luật Nhân Quả, chúng ta có thể dùng thí dụ nho nhỏ sau đây:

Chẳng hạn một cậu thanh niên gia nhập băng đảng, trộm cướp rồi vào tù. Trong tù cậu hối hận suy nghĩ. Cái chuyện ngồi tù ngày hôm nay chẳng phải tình cờ mà có hoặc do Thần Linh làm ra. Nguyên do, nguyên nhân (cái Nhân) bắt nguồn từ lúc cậu không nghe lời cha mẹ, thầy cô, chơi bời lêu lổng. Từ chơi bời lêu lổng cho nên có dịp (có duyên) gần gũi với băng đảng, du đãng, trộm cướp, xã hội đen. Từ chuyện gia nhập băng đảng du đãng đưa tới việc làm phi pháp, bất chính. Việc làm phi pháp, bất chính đưa đến tù tội. Ngày hôm nay, dù cậu có ăn năn, hối hận thì cũng quá muộn màng. Muộn màng ở đây có nghĩa là cậu không thể thay đổi cái Quả - tức là bản án tù, hoặc cảnh tù tội đang diễn ra sờ sờ trước mắt. Cậu phải nhận lãnh cái Quả do việc mình làm. Tuy nhiên sự hối cải, sự ăn năn, sám hối lại rất tốt đẹp và không có gì muộn màng nếu nhìn về tương lai. Giả sử cậu thanh niên thật sự hối hận và không muốn sau này cuộc đời u ám nữa. Cậu bắt đầu hiểu sơ sơ về Luật Nhân Quả tức là sẽ không gieo nhân xấu nữa. Muốn gieo nhân lành thì không gì bằng không làm việc xấu hoặc làm việc tốt lành. Trong hòan cảnh tù tội, việc làm tốt lành có thể là: Tuân thủ mọi luật lệ của trại giam, giữ gìn hạnh kiểm tốt. Không kết bè, kết đảng trong tù để tranh giành chút lợi lộc, thanh toán lẫn nhau. Tham gia các chương trình huấn nghệ để sau này có một nghề nghiệp chân chính để sinh sống (Chánh Nghiệp). Xin phép giám thị trại giam đem sách vở, kinh Phật vào trau giồi thêm vì cuộc sống tù tội cách ly với thế giới bên ngòai khiến người tù trở nên lạc hậu. Nếu đêm đêm ngồi Thiền, quán tưởng được thì càng tốt (Chánh Định). Trong những lúc đêm khuya vắng lặng hãy quán xét về những việc mình làm trong quá khứ xem có thật sự là những việc đúng đắn không? (Chánh Niệm) Nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng bi quan, tiêu cực, hủy họai thân thể. Luôn luôn quán tưởng rằng “vạn vật vô thường” cho nên cái cảnh tù tội ngày hôm nay cũng là vô thường, tạm bợ (Chánh Tư Duy). Rồi ngày mai đây sẽ là một ngày mới. Ngày mới có tốt đẹp hay không là tùy nơi ta. Rồi cậu có thể hình dung tới cha già, mẹ yếu, gia đình anh chị em đang ray rứt khổ đau vì đứa con, người cha, người chồng, người anh, đứa em đang trong vòng tù tội. Rồi quán tưởng tới bạn bè cũng đang mong ngóng mình trở về với thế giới an lành. Rồi nguyện rằng trong ngày trở về, cậu sẽ ôm cha mẹ khóc rồi hứa từ đây sẽ tu chỉnh lại, sẽ làm ăn chân chính, sẽ không ngại khó ngại khổ, sẽ cố gắng vươn lên với đời để đền đáp công ơn dưỡng dục. (Chánh Tinh Tấn). Ngày nay, một số nhà giam tại Anh Quốc và Hoa Kỳ, phạm nhân đã được Nha Cải Huấn cho phép học Thiền và hành Thiền để phạm nhân quán xét lại chính mình, nhận ra được lý Nhân Quả tức hiểu rõ hậu quả của việc mình làm, từ đó tạo được sự an tĩnh tâm hồn.

Đấy là câu chuyện cậu thanh niên hư hỏng, còn chuyện hâm nóng địa cầu thì sao? Hơn 100 năm nay, do nhu cầu sản xuất đại quy mô, vừa để tiêu thụ, vừa để xuất cảng, các nhà máy cứ “ung dung” nhả khói lên trời và tưởng như chẳng gây hậu quả gì. Có ngờ đâu khí CO2 bốc lên đã làm cho lớp Ozone – có nhiệm vụ che chở trái đất bởi hơi nóng của mặt trời, mỏng đi. Hậu quả là trái đất nóng dần. Nơi thì lụt lội, nơi thì biến thành sa mạc. Trong tương lại một số hòn đảo, nhiều thành phố sẽ vĩnh viễn chìm xuống mặt biển. Rồi còn nhiều tai họa nữa mà các khoa học gia chưa khám phá hết. Nhân lọai thấy cái Quả hiện lù lù trước mắt bèn cuống cuồng họp nhau ở Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7 tới18 Tháng 12 năm 2009 để tìm phương giải quyết. Nhưng liệu những cam kết có được tôn trọng không? Hay lại tiếp tục tạo nghiệp, gieo Nhân, tức là tiếp tục nhả khói lên trời?

Chuyên địa cầu hâm nóng ngày hôm nay lại thêm một bằng chứng hùng hồn cho thấy sự tồn vong của trái đất, sinh mệnh của con người là do con người quyết định chứ chẳng phải do Thần Linh Mầu Nhiệm nào cả. Dầu sao thì sự “ăn năn hối lỗi” - ở đây là ý thức của nhân lọai - dù muộn màng nhưng “có còn hơn không” giống như sự ăn năn của cậu thanh niên nói ở trên.

Thưa quý bạn. Nếu hiểu được như thế, nếu nhìn được như thế thì Luật Nhân Quả có gì gọi là “quê mùa” ? Có gì là mê tín dị đoan? Có gì là lạc hậu? Nếu nó là mê tín, dị đoan và lạc hậu tại sao những đại trí thức của Âu Châu, Hoa Kỳ ngày nay lại tin tưởng vào giáo lý này? Họ tin tưởng không phải vì cơm áo, thúc ép, bịt mắt hay đe dọa hoặc do truyền thống gia đình, mà vì sự khai mở của trí tuệ. Hiểu Luật Nhân Quả sẽ giúp chúng ta sống chừng mực, làm chuyện đúng đắn trong cuộc sống. Không tạo khổ đau cho chính mình. Không tạo khổ đau cho người, tạo sự an lành cho thế giới, như thế gọi là sống với tâm hồn cao thượng. Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh, giáo hóa đệ tử, Đức Phật nói rất nhiều về Nhân Quả, đặc biệt tại Pháp Hội Linh Thứu Sơn. Trong pháp hội này, Đức Phật đã nói chi tiết hơn về Nhân Quả không ngòai mục đích nhắc nhở để chúng ta:

- Giúp đỡ kẻ nghèo túng.

- Kính trọng người cô quả, cô độc

- Không gian dâm với vợ người

- Không buông lung khinh rẻ chồng mình

- Không quên ơn, phụ nghĩa

- Làm hết bổn phận trong việc giảng dạy, chỉ dẫn, cố vấn kẻ khác. Ngoài ra còn phải nêu gương tốt nữa. Không có gì kỳ cục cho bằng một người giảng về đạo đức mà lại sống vô đạo đức. Một người giảng về Luật Vô Thường mà cố chấp. Một người giảng về Thanh Tịnh mà lại gom góp, tích chứa tiền bạc, ham thích thú vui. Gom góp tiền bạc và ham thích thú vui thì phiền não nảy sinh, làm sao sống thạnh tịnh được?

- Không ác khẩu, mắng nhiếc, chửi rủa cha mẹ mình

- Không làm nghề trộm cướp

- Không quỵt nợ

- Không phỉnh gạt, dụ dỗ người khác

- Không làm ác

- Không âm mưu hại người

- Không buôn gian bán lận, cân non, cân thiếu, giả vờ quên rồi tính cao giá

- Không ghen tị, dèm pha

- Không làm ai phải mất danh dự, tủi nhục.

- Không giết hại bừa bãi các lòai vật.

- Cúng dường chư tăng/ni để quý vị có phương tiện sinh sống và cũng là dịp bày tỏ tấm lòng tôn kính đạo đức, tôn kính kẻ hy sinh cả đời mình cho lý tưởng cao cả.

Xét cho kỹ, đây là những lời giảng dạy thiết thực cho đời sống, trong gia đình thì hạnh phúc, còn xã hội thì ổn định thăng tiến, chứ không phải chuyện “trên trời dưới biển”, ban bố phép mầu, khấn vái cầu nguyện vu vơ. Vậy những ai nói rằng đạo Phật yếm thế, xin nghiền ngẫm kinh Phật kẻo mang tội vọng ngữ, phỉ báng.

Dưới đây chúng ta sẽ bàn thêm về Luật Nhân Quả.

1) Việc mình làm là Nhân ( Nguyên Nhân), kết quả gây ra gọi là Quả (Hậu Quả). Quả có quả tốt, quả xấu.

- Trèo cao là Nhân, ngã đau là Qủa.

- Học hành chăm chỉ là Nhân, thi đậu là Quả.

- Hành thiền là Nhân, an tĩnh tâm hồn là Quả.

- Tu là Nhân, giải thóat là Quả.

- Giết người là Nhân, bị người ta trả thù, hoặc bị giết hại là Quả.

- Nói dối là Nhân, người ta không còn tin tưởng mình nữa (bad credit) là Quả.

- Ham muốn là Nhân, bị khổ đau, dày vò vì lòng ham muốn là Quả.

- Ái dục là Nhân, ái mệnh là Quả (Kinh Viên Giác). Vì ngũ căn Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân đem lại khoái cảm cho ta. Vì sung sướng với những khoái cảm đó cho nên ta yêu mến thân xác. Nếu khoái cảm chẳng còn - tức ly dục- thì chẳng còn gốc Ái Mệnh nữa.

- Yêu si mê là Nhân, phát điên phát cuồng rồi tự tử chết khi thất vọng là Quả.

- Phù thủy luyện âm binh để làm phép thuật là Nhân, lụy âm binh – tức không còn kiểm sóat được âm binh nữa, để âm binh làm loạn hoặc quật lại mình là Quả.

- Mắng chửi người ta là Nhân, bị người ta chửi lại, hoặc đi thưa kiện bị tù hoặc phải bồi thừơng là Quả.

- Lộng giả (dùng thủ đọan tuyên truyền lừa mị để cho người ta tin) gọi là Nhân. Anh em, bà con, bạn bè, quyến thuộc, tín đồ, dân chúng của mình tưởng đó là sự thực (Lộng Giả Thành Chân). Sau này mình nói ngược lại hoặc thú nhận mình nói dối người ta sẽ mắng chửi mình và cho là đồ gian dối, thậm chí có khi giết hại vì cho mình bất lương, đó là Quả.

- Ăn mặn là Nhân, khát nước là Quả.

- Tranh ảnh, báo chí, truyền hình, Internet phổ biến dâm ô là Nhân, trẻ con mang bầu, phá thai, hung bạo, bắt cóc, hãm hiếp phụ nữ là Quả.

- Phim ảnh bạo lực là Nhân, đem súng vào trường bắn giết bạn bè thày cô, đem súng vào công sở, chỗ làm, bắn giết đồng nghiệp là Quả.

- Tham vọng bành trướng, chạy đua vũ trang là Nhân, chiến tranh là Quả.

- Cuộc Thập Tự Chinh (Crusades) kéo dài ba Thế Kỷ 11, 12 & 13 là Nhân, sự thù hận giữa Hồi Giáo và Ca-tô Giáo La Mã ngày hôm nay là Quả.

- Phá rừng là Nhân. Lụt lội là Quả.

- Nhả khói lên trời, thải thán khí, phá hủy môi trường là Nhân, quả đất nóng dần rồi từ từ biến thành sa mạc là Quả.

- Đánh cá bừa bãi là Nhân. Cá bị diệt chủng là Quả.

- Không nghe lời cha mẹ, thầy cô là Nhân. Bỏ học, chơi bời lêu lổng, xì ke ma túy, du đãng phá làng phá xóm rồi cuối cùng vào tù là Quả.

- Cha mẹ khắc nghiệt là Nhân. Con cái bỏ đi là Quả.

- Nuông chiều con cái là Nhân. Con cái hư hỏng là Quả.

- Dạy tín đồ giáo điều cuồng tín. Tín đồ hung dữ, gây bất ổn xã hội, xung đột với các tôn giáo khác là Quả.

- Chi tiêu bừa bãi là Nhân, thiếu hụt, nợ nần là Quả.

- Thi ân, bố đức là Nhân, tiếng thơm để đời cho con cháu là Quả.

2) Nhân có nhiều nguyên nhân gộp lại.

Ví dụ:

- Lười biếng+ u tối khiến thi rớt

- Báo chí nhảm nhí + tranh ảnh dâm ô+ tự do phóng túng + ăn mặc hở hang đưa tới nạn thiếu niên mang bầu, bắt cóc hãm hiếp phụ nữ diễn ra hằng ngày như ở Hoa Kỳ. Tại Thái Lan người ta làm thống kê cho thấy phần lớn các cô gái bị bắt cóc, hãm hiếp là vì mặc váy ngắn khiêu gợi quá mức.

- Nghèo túng + Giao du với băng đảng đưa tới trộm cướp.

3) Một Nhân nhưng có nhiều Quả:

Ví dụ:

- Gian dối khi bị phát giác đưa tới quả báo là xấu hổ, mất uy tín, không còn làm ăn được nữa, công ty đổ vỡ, sự nghiệp tiêu tan v.v..

3) Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh Quả mới.

Ví dụ:

- Giáo điều cực đoan + giáo sĩ cuồng tín đẻ ra tín đồ cuồng tín. Từ tín đồ cuồng tín đưa đến việc giết hại lẫn nhau, giết hại hoặc khủng bố tín đồ các tôn giáo khác. Từ đó đưa đến thù hận. Từ thù hận lại đưa đến giết chóc khủng bố. Càng giết chóc khủng bố lại càng cuồng tín, giáo điều. Thế là chuỗi Nhân-Quả kết chặt lại không sao thóat ra được và luân hồi, quay đảo kiếp này sang kiếp khác trong cái trục gọi là Vô Minh.

- Giáo dục tốt lành + tôn giáo Từ Bi sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức vừa cứu đời vừa hoằng dương tư tưởng tốt lành. Thuấn nhuần tư tưởng tốt lành lại sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức lại củng cố và phát huy giáo dục tốt lành. Chuỗi nhân quả cứ thế mà nối liền không dứt, kiếp này sang kiếp khác. Do đó khi tư tưởng tốt lành bị hủy diệt thì trái đất này cũng bị hủy diệt theo do gian ác, tham vọng cuồng điên và Vô Minh lên ngôi thống trị.

-Nước A chạy dua vũ trang (Nhân) khiến nước B chạy đua vũ trang (Quả). B chạy đua vũ trang lại khiến A chạy đua vũ trang. Rồi A chạy đua vũ trang lại khiến B phải chạy đua vũ trang nếu không muốn bị diệt vong. Chuỗi nhân quả cứ đan kết vào nhau như mắt xích không rời cho đến ngày A hay B bị diệt vong hoặc cả hai bị diệt vong. Sau thảm họa Thế Chiến I nhân loại tưởng có hòa bình, nào ngờ lại có Thế Chiến II. Sau Thế Chiến II thảm khốc lại có Chiến Tranh Lạnh. Sau Chiến Tranh Lạnh lại là chiến tranh bành trướng, chiến tranh chủng tộc, chiến tranh vì hận thù tôn giáo và chiến tranh để nắm giữ ngôi vị thống trị thế giới. Tất cả chỉ là sự vận hành của Chuỗi Nhân Quả do cái vọng tâm vô minh và cuồng điên của con người tạo ra chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây.

4) Có khi Quả đến liền, có khi phải đợi một thời gian:

- Trồng bầu, trồng bí vài tháng là có quả bầu, qủa bí ăn.

- Trồng nhãn, trồng xòai phải vài năm mới có quả.

- Một vụ án mạng, do may mắn, do nhiều nhân duyên yếu tố mà phát giác ngay ra thủ phạm và đưa thủ phạm ra tòa xét xử.

- Nhiều vụ án mạng, nhiều vụ thủ tiêu người mờ ám phải nhiều năm sau mới khám phá ra thủ phạm.

- Song cũng có nhiều vụ không sao tìm ra thủ phạm. Dù không tìm ra thủ phạm nhưng hồ sơ của nhà hữu trách đã ghi chép và lưu giữ sự kiện giết người đó.

5) Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời: “Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo gì cả?” Chúng ta phải công nhận rằng có những tổ chức, những tôn giáo, những cá nhân gây tội ác kinh thiên động địa với nhân lọai nhưng vẫn chưa bị trừng phạt, chưa bị “trả quả”. Tại sao vậy? Lịch sử nhân lọai đã từng chứng tỏ rằng không phải con người chỉ đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa, nhiều khi con người cũng còn liều chết để bảo vệ tội ác khi họ bị lừa dối và tưởng tội ác đó là thánh thiện. Những tổ chức, những cá nhân tạo ra tội ác như vậy thế lực của họ rất lớn. Họ có khả năng mua chuộc báo chí, truyền thông tuyên truyền lừa mị, liên kết với các thế lực quốc tế hùng mạnh để khỏa lấp tội lỗi. Họ có khả năng trả thù tất cả những ai dám nói lên sự thực về tổ chức của họ. Thế nhưng ngày hôm nay do tư tưởng tiến bộ, một số thiện tri thức đã dũng mãnh đứng lên tố cáo tội ác của những tổ chức và những cá nhân này. Dù họ chưa bị “trả quả” nhưng Nhân tội lỗi đã nằm sẵn ở đó, nằm trong trí nhớ, nằm trong lương tâm của nhân lọai. Rất tiếc đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi, không đủ dài để chứng kiến “ngày tàn” của những con người và tổ chức gian ác này. Nếu đời sống của chúng ta “đủ dài” chúng ta sẽ có dịp chứng kiến ngày “trả quả” của họ.

6) Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

Khi đã hiểu Luật Nhân Quả rồi thì sợ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ Tát là bậc đại trí, nhìn xa trông rộng mà lại tu Thánh Đạo cho nên rất sợ gieo nhân. Còn hàng chúng sinh như chúng ta coi thường Luật Nhân Quả cho nên “rất thích” gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng. Một vài thí dụ sau đây cho thấy thế nào là “gieo nhân”. Gặp một cô gái đẹp/một chàng trai đẹp, động tâm, nói lời bóng gió như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng mơ mộng rồi có ngày “cá mắc câu”. Thấy sì-ke ma túy hút thử chơi thôi, tức là đã “gieo nhân” thế nào cũng có ngày dính vào nghiện ngập. Thấy của cải của người ta sinh lòng tham, như vậy gọi là “gieo nhân” thế nào cũng có ngày tìm cách cướp bóc, chiếm đoạt. Thấy chuyện đời, bàn tán, mỉa mai chơi như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng có ngày bị vạ miệng, gây thù chuốc oán. Đem bài bạc về nhà chơi, đem gia đình con cái viếng Casino giải trí, thế nào trong số con cái cũng có đứa “Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.”

Tôi có một kỷ niệm gặp gỡ một vụ “gieo nhân” cười ra nước mắt như sau: Tại một trường trung học đệ nhất cấp (cấp một) ở California mà tôi phục vụ, có một nữ sinh Việt Nam, lớp 8 mới 13 tuổi. Cô bé thường xuyên trốn học và hút xì-ke ma túy. Vì thường xuyên bỏ học, không theo kịp chương trình cho nên bà giáo nhờ tôi kèm và giảng thêm bài cho em. Nhìn cô bé tôi thương cảm vì cô bé ngoan, thông minh và chịu khó nghe giảng bài. Tôi nói, “Con à, con thông minh và xinh xắn như thế này, thế nào con cũng có một tương lai vô cùng tốt đẹp. Con ráng đi học và đừng làm cái gì bậy bạ nghe con.” Tôi không biết cô bé có xúc động gì với lời khuyên của tôi không. Nhân dịp này nhà trường cũng cho mời phụ huynh lại để thông báo. Trong lúc chờ đợi phiên họp với ông phó hiệu trưởng, tôi hỏi mẹ cô bé, tuổi chừng 40, “Em làm nghề gì vậy?” Người mẹ đáp, “Dạ, em mở quán cà-phê.” Tôi hỏi tiếp, “Cà-phê tên gì vậy em?” Người mẹ nói, “Cà-phê Quên Đời!” (2) Nghe thế tôi buột miệng kêu lên, “ Trời đất quỷ thần ơi! Thiếu gì tên đẹp như…Cà-phê Ban Mai, Cà-Phê Nắng Mới, Cà-phê Vui v.v.. sao em không đặt mà chọn cái tên Cà-phê Quên Đời?” Nghe phê bình vậy, người đàn bà nhìn tôi không nói gì. Có thể cô ta hối hận vì con cái hư hỏng, nhưng cũng có thể là, “ Trời ơi! Cái ông thầy này ở Mỹ sao lạc hậu quá! Chọn những cái tên như thế thì quán cà-phê làm sao sống được.” Quả thật vậy! Nếu quý vị tới Thành Phố Tacoma Tiểu Bang Washington, Nam hoặc Bắc Cali như Los Angeles, Westminster hoặc San Jose quý vị sẽ thấy những quán cà-phê Việt Nam với đèn mờ mờ, bồi bàn bưng cà-phê là những cô gái trẻ, đi giày cao gót, ăn mặc hở hang (sexy) quá mức và được quảng cáo công khai trên báo. Sở cảnh sát địa phương rất bực bội với những quán cà-phê này vì nó còn là nơi lén lút tiêu thụ xì-ke ma túy. Nhưng thành phố lại cho mở, vì thương mại phát triển, thành phố thu được nhiều thuế. Khách hàng thường trực của những quán này là thanh niên độc thân, hoặc gia đình đổ vỡ, thảng hoặc cũng thấy một vài ông già đầu bạc. Họ tới uống cà-phê, ngắm nghía “ rửa mắt” hoặc tán dóc (tán gẫu) với mấy cô hầu bàn, hoặc coi truyền hình rồi cá độ, nhất là các trận đấu bóng bầu dục (Football). Họ cho tiền “típ” hay ” pour bois” rất nhiều. Cứ thử tưởng tượng với một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo “quyến rũ” như thế, một cô bé học sinh ngây thơ, một ngày nào đó vì mẹ bận, thay mẹ ngồi ở quầy tính tiền, sẽ thấy những gì và sẽ nghĩ như thế nào? Với cái Nhân xấu như thế thì cô bé có hư hỏng cũng là chuyện đương nhiên thôi. Nghĩ thật đáng thương.

Vậy các bạn trẻ ở Việt Nam đừng tưởng Mỹ là Thiên Đường. Đừng tưởng Luật Nhân Quả chỉ ứng dụng cho các xứ nghèo như Việt Nam, Lào, Kampuchia, Miến Điện…chứ ở Mỹ, Úc, Âu Châu thì chẳng có Nhân-Quả gì hết. Đừng nghĩ vậy. Thống kê của Bộ Tư Pháp năm 2002 cho biết con số tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ đã vượt quá 2 triệu người - con số cao nhất trong lịch sử lập quốc. Còn tại Tiểu Bang Victoria, Úc Châu, số nữ tù nhân gốc Việt đông đảo nhất, chiếm 16% trong tổng số 312 người. Trồng cần sa, gian lận trợ cấp, buôn bán ma túy, và nhất là ham mê cờ bạc đã là những lý do khiến những người phụ nữ này phải vào tù. (Thời Báo Online)

Thưa các bạn, vì cuộc sống và vì “ đắm nhiễm trần cấu” mà con người đã gây Nhân, tạo Nghiệp một cách “ngay tình”mà không hề hay biết. Chúng ta tự “gieo nhân xấu” để gây khổ lụy cho gia đình, bạn bè, làng xóm, xã hội và đất nước chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây. Khi Quả vụt tới thì cuống cuồng cầu nguyện van vái Thần Linh cứu giúp. Nếu Thần Linh có thật, có một chút hiểu biết và Thần Linh nói được chắc chắn đã quát mắng, “ Ngươi tự gây ra tai họa thì ngày hôm ngươi phải nhận lãnh hậu quả. Giả sử ta có khả năng cứu giúp nhà ngươi thì tại sao ta không hóa phép để cả thế giới này không bao giờ có khổ đau để cho ta đỡ mệt? Khổ đau do chính các ngươi tạo ra. Ta thì giờ đâu, từng giây, từng phút tạo ra hàng vạn, hàng vạn thứ khổ đau? Thôi đừng nói chuyện ba lơn nữa!”

Vậy nếu không muốn “gieo nhân”, ngoài việc ý thức về Luật Nhân Quả, hành giả lúc nào cũng phải giữ gìn “Chánh Niệm” không để Tâm mình buông thả mông lung như “Ngựa phi ngoài đồng. Khỉ leo trên cành”. (3) Hành giả luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác, giống như Lão Tử nói rằng phải luôn luôn ý thức như mình đang đi trên nước sông nước đóng băng. Nếu cảnh giác được thì gọi là Định. Nói khác đi, biết mà không nói, thấy mà không bình phẩm, nghe mà không khen chê, không động tâm, đó là trạng thái “Đối cảnh vô tâm” của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đối cảnh mà vô tâm thì chẳng “gieo nhân” gì hết. Nếu có “gieo nhân” thì gieo nhân lành chứ không phải nhân xấu. Khi không “gieo nhân” nữa thì không có Quả. Không Nhân - Quả thì Luân Hồi chấm dứt. Không gieo nhân, không tạo ác nghiệp, an nhiên tự tại là cảnh giới của Chư Phật và Chư Vị Bồ Tát vậy.

Kết Luận:

Dù bạn có coi thường Luật Nhân Quả, dù bạn không tin Luật Nhân Quả, dù bạn phủ nhận Luật Nhân Quả nhưng không bao giờ bạn thóat khỏi Luật Nhân Quả. Làm ác sẽ gặp ác (Ác Giả Ác Báo) dù bạn có chạy trốn lên cung trời nào, thế giới nào, dù bạn đã chết đi, con cái bạn cũng vẫn phải trả quả mà không một Thần Linh Tối Thượng nào có thể che chở cho bạn. Thi hành luật pháp, truy tố kẻ phạm pháp ra trước pháp đình là ứng dụng Luật Nhân Quả. Thế giới hiện nay vẫn tiếp tục truy lùng những tòng phạm giết người hàng lọat trong các lò sát sinh thời Đức Quốc Xã ra trước Tòa Án Quốc Tế, cho dù kẻ đó đã thay đổi quốc tịch, thay đổi tên họ, cho dù có kẻ ngày nay đã già yếu nhưng vẫn phải điệu ra trước tòa để “trả quả”. Có nhìn thấy, có hiểu được như thế mới thấy Luật Nhân Quả thật đáng sợ. Hệ thống luật pháp, tòa án để trừng trị kẻ có tội là sự ứng dụng hiển nhiên của Luật Nhân Quả. Nếu không có luật pháp, không có tòa án để trừng trị kẻ có tội thì thế giới này sẽ biến thành thế giới của loài muông thú, tức là làm ác mà không bị trừng phạt gì cả. Để tạm thay cho lời kết luận không gì bằng trích dẫn ở đây lời của Tỳ Kheo Thích Chơn Quang trong cuốn sách Luận Về Nhân Quả xuất bản ở trong nước năm 1988 và tái bản ở Hoa Kỳ năm 2551 (Phật Lịch) tức năm 2007 (Tây Lịch) nơi trang 11 viết như sau:

“ Luật Nhân Quả là nền đạo đức, công bằng hơn mọi nền đạo đức nào khác và Luật Nhân Quả cũng chính là lương tri của nhân lọai.” (4) Và lời phát biểu của Bà Christa Bentendieder, pháp danh Agganyani - Tổng Thư Ký Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc: “Đạo Phật chính là quy luật tự nhiên của trí tuệ, đó là Luật Nhân Quả.” (Buddhism as the natural law of the mind, the law of cause and effect.) (5)



Đào Văn Bình

(California Tháng Ba năm 2554.PL - 2011.TL)

(1) website: http://www.sgi-uk.org

(2) Thực ra không phải là Cà-phê Quên Đời mà là một cái tên khác nghe rất tiêu cực và bụi đời, để tránh đụng chạm, tôi đã phải dùng một cái tên hư cấu khác.

(3) Tâm viên ý mã

(4) Sách ấn tống không ghi địa chỉ liên lạc. Tại Hoa Kỳ quý vị có thể hỏi mua tại nhà in Papyrus 1002 South 2nd St. San Jose, CA 95112. Đây là cuốn sách khoa học, nghiên cứu công phu, đầy đủ về Luật Nhân Quả.

(5) Diễn văn đọc tại Savsiripaye, Colombo (Tích Lan) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc 1952-2002 (Tài liệu: Buddhism in Germany)
NGUỒN: DAITANGKINHVIETNAM

bimbip

bimbip
.
.

Địa ngục có thật hay không?




có nhân quả hay không??????? Naaraka
Một cảnh ở địa ngục
Tôi đọc kinh Phật ược biết nếu làm ác thì bị đọa địa ngục.
Nhưng tôi lại nghe rằng địa ngục chỉ là ẩn dụ, biểu tượng cho trạng thái
tâm lý khổ não, bức bách… chứ.

Chia sẻ:
Bàn về thế giới, cảnh giới, kinh Phật nói có tam thiên đại thiên thế
giới, vô lượng vô biên thế giới, hằng hà sa số thế giới. Địa ngục chỉ là
một trong sáu cảnh giới của cõi Dục (Trời, A tu la, Người, Súc sanh,
Ngạ quỷ, Địa ngục) thuộc thế giới Ta bà. Tùy theo nghiệp lực của mỗi
chúng sanh mà tái sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực của
mình. Mỗi cảnh giới mà chúng sanh thọ dụng phải đầy đủ ba yếu tố là vị
trí, thân tướng và tâm thức.
Vị trí địa ngục, theo kinh Trường A Hàm: “nằm giữa núi Đại kim cương
thứ nhất và núi Đại kim cương thứ hai, xung quanh là biển lớn bao bọc”,
“Địa ngục ở ngoài núi Thiết vi” (luận Lập thế A tỳ đàm), “Đại địa ngục ở
phía dưới Nam Thiệm Bộ châu, cách 2 vạn do tuần, những địa ngục còn lại
nằm chồng lên phía trên hoặc bên cạnh” (luận Câu xá, luận Đại Tỳ bà
sa). Ngoài ra, còn có Cô địa ngục và Biên địa ngục nằm ở khắp nơi. Những
chúng sanh trong địa ngục có hình tướng xấu xa, kỳ dị và tâm thức luôn
đau khổ vì bị hành hạ, đói khát, sợ hãi.
Chúng sanh bị đọa vào địa ngục vì đã tạo
nhiều nghiệp ác, tà kiến. Chúng ta nhờ tạo dựng nghiệp nhân làm người,
sống giữa cõi người, còn những chúng sanh nào tạo nghiệp nhân địa ngục
thì sống trong địa ngục v.v… Đây là một sự thật của nhân quả-nghiệp báo,
vì thế địa ngục là một cảnh giới, một cõi sống cụ thể, không phải là ẩn
dụ hay biểu tượng.
Đành rằng, đứng trên lập trường duyên khởi có thể nói địa ngục hay
vạn pháp đều không thật có, là Không, như huyễn hay qua lăng kính “Tam
giới duy tâm” có thể nói địa ngục hay Cực lạc là tùy theo trạng thái tâm
mình đau khổ hay hạnh phúc nhưng điều ấy chỉ đúng về phần “lý” trong
quan điểm về cảnh giới mà thôi. Đức Phật khi thuyết minh về cảnh giới
bao gồm “lý” và “sự” rất rõ ràng. Thiên về lý mà bỏ quên sự sẽ dẫn đến
những ngộ nhận đáng tiếc, nhất là sự phá kiến, không tin nhân quả, phủ
nhận tội phước…
Do vậy, có thể nói, đối với Bậc Giác ngộ, thành tựu tuệ giác Bát nhã
thì vạn pháp đều Không, còn đối với chúng sanh nói chung, nghiệp lực
nặng nề, vô minh che lấp thì vạn pháp đều có.

Theo: Giác Ngộ

Nguồn: phattuvietnam.net
Ðịa ngục (地 獄; S, P: naraka); Một trong ba ác đạo song
song với Ngạ quỉ (quỉ đói) và súc sinh. Ðịa ngục được xem là nơi nhiều
khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những
thiện đạo. Ta cần hiểu địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa
dư thông thường mà đó là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ
cũng là như thế.
Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác
nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Ðộ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia
làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (s: avīcī) là ngục
khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong
những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ… Ðịa ngục
được Diêm vương (s: yama) cai trị.

macsuong

macsuong
,
,

có nhân quả hay không??????? Devas-wq

Những thiên thần ở cõi thiên

Theo những giáo lý, có sáu cõi (loka*) của hiện hữu trong đó tất cả
những chúng sanh bị mê lầm đang sống. Đó là những cõi của chư thiên,
bán-thiên, người, thú, quỷ đói và địa ngục. Một cách căn bản, những cõi
ấy là sáu chiều kích của tâm thức, sáu chiều kích của kinh nghiệm có thể
có được. Chúng biểu lộ trong cá nhân chúng ta như là sáu xúc tình tiêu
cực, sáu phiền não : Sân, tham, vô minh, ghen ghét, kiêu mạn và phóng
dật thích thú. (Phóng dật thích thú là trạng thái xúc tình khi năm xúc
tình kia hiện diện trong mức độ cân bằng, hòa hợp quân bình). Tuy nhiên
sáu cõi không chỉ là những phạm trù của những kinh nghiệm xúc tình mà
cũng là những cõi thực có mà chúng sanh sanh ra trong đó, như chúng ta
được sanh vào cõi người hay một con sư tử sanh vào cõi thú.
Mỗi cõi có thể được nghĩ như một dòng tương tục của kinh nghiệm.
Chẳng hạn cõi địa ngục tạo lập trong dãy từ kinh nghiệm xúc tình bên
trong là giận dữ và thù ghét, cho đến những thái độ tính khí cắm rễ
trong giận dữ như chiến đấu và chiến tranh, đến những thể chế, thành
kiến và thiên chấp xây dựng trên thù ghét như quân đội, thù ghét chủng
tộc, và không khoan dung, đến cõi thực trong đó chúng sanh địa ngục
sống. Một cái tên cho toàn bộ chiều kích kinh nghiệm này, từ xúc tình cá
nhân đến chỗ có thật, là “địa ngục.”
Giống như những giấc mộng, những cõi là những biểu lộ của những dấu
vết nghiệp, nhưng trong trường hợp các cõi, những dấu vết nghiệp là tập
thể, cộng nghiệp hơn là biệt nghiệp. Bởi vì nghiệp là tập thể, những
chúng sanh trong mỗi cõi chia xẻ những kinh nghiệm tương tự trong một
thế giới đồng cảm, như khi chúng ta chia xẻ những kinh nghiệm tương tự
với những người khác. Cộng nghiệp tạo ra những thân thể và giác quan và
khả năng tinh thần cho phép cá thể tham dự chia xẻ những tiềm năng và
phạm trù của kinh nghiệm trong khi lại làm cho các loại kinh nghiệm khác
không thể có được. Chẳng hạn, những con chó đều có thể nghe những âm
thanh mà con người không nghe được, và những con người kinh nghiệm ngôn
ngữ theo một cách mà loài chó không thể.
Dù những cõi có vẽ phân biệt và cứng đặc,
như thế giới của chúng ta đối với chúng ta, chúng thật sự là như mộng
và không có bản chất. Chúng thâm nhập lẫn nhau và chúng ta đều nối kết
với mỗi cõi. Chúng ta có những hạt giống của sự tái sanh vào các cõi
khác trong chúng ta, và khi chúng ta kinh nghiệm những xúc tình khác
chúng ta tham dự vào một số những tính cách và khổ đau đặc trưng của
những cõi khác. Chẳng hạn khi chúng ta bị giam nhốt trong kiêu hãnh tự
quy hay trong ghen ghét giận dữ, chúng ta kinh nghiệm cái gì thuộc về
tính cách của cõi bán thiên.
Đôi khi những cá nhân có một sự trổi bật về một chiều kích trong sự
cấu tạo của nó : nhiều tính thú vật hơn, hay nhiều tính quỷ đói hơn, hay
nhiều tính chư thiên hơn. Nó trổi bật như một nét thống trị của tính
cách họ, và có thể được nhận ra trong cách họ nói năng, đi đứng và trong
những mối quan hệ của họ. Chúng ta có thể biết người luôn luôn hình như
bị mắc vào cõi quỷ đói : họ không bao giờ thấy đủ, họ luôn luôn đói
khát hơn nữa mọi thứ – thêm nữa bạn bè, môi trường, cuộc sống – nhưng
chẳng bao giờ thỏa mãn. Hay có lẽ chúng ta biết người nào có vẻ giống
như một chúng sanh địa ngục : giận dữ, thô bạo, điên dại, rối loạn.
Thường hơn, người ta có những phương diện của mọi chiều kích trong con
người cá thể của họ.
Vì những chiều kích của thức như vậy biểu lộ trong những xúc tình,
thì việc chúng là phổ quát như thế nào trở nên rõ ràng. Chẳng hạn, mỗi
văn hóa đều biết sự ghen tỵ. Hình thức xuất hiện của ghen tỵ có thể biến
đổi bởi vì sự diễn tả xúc tình là một phương tiện thông tin, một ngôn
ngữ bằng cử chỉ, cả hai đều do sinh học và văn hóa quyết định, và văn
hóa thì sai khác. Nhưng cảm xúc ghen tỵ là như nhau ở bất kỳ nơi đâu.
Trong Phật giáo cũng như đạo Bošn, tính phổ quát này được giải thích
bằng và liên hệ với sự hiện hữu của các cõi.
Sáu xúc tình tiêu cực không tạo thành một danh sách đầy đủ các phiền
não, nhưng vô ích khi nói rằng tại sao không có cõi nào cho buồn bã và
sợ hãi. Sợ hãi có thể xảy ra trong bất kỳ cõi nào, cũng như buồn bã hay
giận dữ hay ghen tỵ hay tình thương. Dù những xúc tình tiêu cực là những
kinh nghiệm cảm xúc mà chúng ta có, và là những kinh nghiệm cảm xúc đặc
trưng của các cõi, chúng cũng là những chủ âm tiêu biểu cho toàn thể
chiều kích của kinh nghiệm, dòng tương tục từ kinh nghiệm xúc tình cá
thể đến những cõi có thực. Và những chiều kích này mỗi cái đều bao trùm
những khả tính rộng lớn của kinh nghiệm, gồm cả kinh nghiệm khác nhau.
Sáu phẩm tính của tâm thức được gọi là những con đường bởi vì chúng
dẫn đến nơi nào đó : chúng đưa chúng ta đến những nơi chốn để tái sanh
cũng như vào những lãnh vực khác nhau của kinh nghiệm trong cuộc đời
này. Khi một chúng sanh đồng hóa với một trong những xúc tình tiêu cực,
hay bị chúng đánh bẫy bắt, và kết quả xảy ra. Đây là cách nghiệp tác
động. Thí dụ, để được sanh làm một con người, chúng ta phải đã dấn thân
mạnh mẽ vào những giới luật trong những đời trước. Ngay trong văn hóa
quần chúng điều này được diễn tả trong nhận xét rằng cho đến bao giờ
tình thương và sự quan tâm cho những người khác trưởng thành mà một
người mới được xem là “tính người trọn vẹn.”
Nếu chúng ta sống một cuộc đời mang tính chất của những xúc tình tiêu
cực thù ghét hay giận dữ, chúng ta kinh nghiệm một kết quả khác : chúng
ta tái sanh vào địa ngục. Điều này xảy ra thực sự, một người có thể tái
sanh trong cõi địa ngục, cũng như về mặt tâm lý. Nối kết mình với chiều
kích thù hận tạo ra những kinh nghiệm mà thậm chí ngay trong đời này
chúng ta gọi là “địa ngục.”
Dầu những cõi có vẻ như hoang đường với người ở Tây phương, sự biểu
lộ của sáu cõi có thể được nhận thấy trong chính kinh nghiệm, những giấc
mơ và đời sống lúc thức, và trong cuộc sống của những người gần chúng
ta. Chẳng hạn, đôi khi chúng ta cảm thấy mất mình. Chúng ta biết làm thế
nào tiếp tục thói thường hàng ngày của mình, nhưng ý nghĩa thì trốn
tránh chúng ta. Ý nghĩa đi đâu mất, không phải qua sự giải thoát, mà qua
sự thiếu thấu hiểu. Chúng ta có những giấc mộng ở trong bùn, hay trong
một chỗ tối, hay trên một đường phố không có dấu hiệu. Chúng ta vào một
văn phòng không có lối ra, hay cảm thấy bối rối không biết đi hướng nào.
Đây có thể là một biểu lộ của vô minh, cõi thú. (Cái vô minh này không
giống như vô minh bẩm sinh, nó là một sự mờ đục, một thiếu vắng thông
minh.)
Chúng ta kinh nghiệm cái gì của cõi thiên khi chúng ta mất mình trong
phóng dật thích thú, hưởng thụ những thời kỳ mù sương của lạc thú và
hạnh phúc. Nhưng những thời kỳ này cuối cùng rồi cũng hết. Và khi chúng
còn, tỉnh giác của chúng ta phải bị bó chặt. Chúng ta phải ở trong một
loại bề mặt cạn cợt và không nhìn khá sâu vào hoàn cảnh chung quanh
chúng ta, không biết đến những khổ đau quanh ta. Hưởng thụ những thời kỳ
thích thú trong cuộc đời của chúng ta thì cũng tốt thôi, nhưng nếu
chúng ta không thực hành, không tiếp tục giải thoát chúng ta khỏi những
cá tánh bản sắc bó hẹp và sai lầm, cuối cùng chúng ta sẽ đi qua thời kỳ
thích thú và rơi vào một trạng thái khó khăn hơn, không chuẩn bị, nơi
chúng ta có khả năng mất mình trong một loại khổ đau. Vào cuối một buổi
tiệc hay một ngày rất thích thú thường có một loại hụt hẫng hay thất
vọng trên đường về nhà. Hay sau một kỳ nghỉ cuối tuần hạnh phúc chúng ta
có thể cảm thấy buồn chán khi trở lại công việc.
Tất cả chúng ta đều có những thời kỳ kinh nghiệm các cõi khác nhau :
hạnh phúc của cõi thiên, cơn đau của tham muốn khi thấy cái gì cảm thấy
cần phải có, sự nhục nhã của lòng kiêu mạn bị thương, những cơn đau nhói
của ghen tỵ, tính địa ngục của cay đắng và thù hận, sự mờ đục và mê mờ
của vô minh. Chúng ta di chuyển từ kinh nghiệm của một cõi này đến cõi
khác dễ dàng và thường xuyên. Chúng ta thay đổi những chiều kích của
kinh nghiệm và thế giới bên ngoài hình như cũng phải thay đổi đối với
chúng ta. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cũng như thế, những chúng
sanh trong những cõi khác nối kết với mọi cõi ; cả hai, một con mèo và
một a-tu-la bán thiên cũng kinh nghiệm giận dữ, ghen tỵ, đói khát…
Trong cuộc sống như mộng của chúng ta, chúng ta cũng kinh nghiệm sáu
cõi. Như sáu xúc tình xác định phẩm tính của kinh nghiệm ban ngày, chúng
tạo thành cảm giác và nội dung của những giấc mộng. Những giấc mộng thì
vô số khác biệt nhưng mọi giấc mộng do nghiệp đều nối kết với một hay
nhiều trong sáu chiều kích.
Dưới đây là một diễn tả về sáu cõi. Theo truyền thống, những cõi được
trình bày như những diễn tả nơi chốn và chúng sanh ở đó. Những địa ngục
chẳng hạn, có mười tám cái, chín địa ngục nóng và chín địa ngục lạnh.
Tất cả những chi tiết của những diễn tả truyền thống là có ý nghĩa,
nhưng ở đây chúng ta tập chú vào những kinh nghiệm của các cõi ngay tại
đây, trong đời sống này. Chúng ta nối kết với mỗi chiều kích của kinh
nghiệm một cách năng động qua một trung tâm năng lực (chakra*) trong
thân thể. Nơi chốn được kê ra dưới đây. Những luân xa (chakra) là quan
trọng trong nhiều thực hành khác nhau và giữ một giai trò quan trọng
trong yoga giấc mộng.
Cõi Địa Ngục
Giận dữ là xúc tình hạt giống của cõi địa ngục. Khi những dấu vết
nghiệp của giận dữ biểu lộ, có nhiều diễn tả như ghét bỏ, căng thẳng,
phẩn nộ, chỉ trích, tranh luận và bạo động. Khi giận dữ đánh bại chúng
ta, chúng ta mất tự chủ và tỉnh giác. Khi chúng ta bị mắc vào thù hận,
bạo động và giận dữ, chúng ta tham dự vào cõi địa ngục.
Trung tâm năng lực của giận dữ là trong bàn chân. Cái đối trị cho
giận chỉ là tình thương trong sạch vô điều kiện, nó khởi từ vô ngã.
Theo truyền thống, những địa ngục được nói là gồm chín địa ngục nóng
và chín địa ngục lạnh. Những chúng sanh sống ở đó chịu khổ vô hạn, bị
hành hạ đến chết và tức thời sống lại, cứ thế trở đi trở lại mãi.
Cõi Quỷ Đói
Tham lam là xúc tình hạt giống của cõi quỷ đói (preta). Tham lam khởi
lên như một cảm giác cần thiết quá độ không thể đáp ứng được. Thử thỏa
mãn tham lam thì giống như khát mà uống nước muối. Khi mất mình trong
tham lam chúng ta tìm kiếm bên ngoài hơn là bên trong để thỏa mãn, tuy
nhiên chúng ta không bao giờ tìm thấy đủ để lấp đầy sự trống không mà
chúng ta muốn trốn thoát. Cơn đói thực sự chúng ta cảm thấy là sự đói
khát hiểu biết về bản tánh chân thật của chúng ta.
Tham lam phối hợp với tham muốn tình dục ; trung tâm năng lực của nó
trong thân thể là luân xa phía sau bộ phận sinh dục. Rộng lượng, bố thí,
sự cho đi rộng rãi cái mà những người khác cần, cởi mở nút thắt cứng
cõi của tham.
Những quỷ đói theo truyền thống được hình dung là những chúng sanh
với cái bụng khổng lồ, đói khát và miệng và cổ họng thì nhỏ xíu. Một số ở
nơi những miền hàng trăm năm không có một ngụm nước. Những quỷ đói khác
có thể tìm thấy đồ ăn và thức uống, tuy nhiên nếu lại nuốt một miếng
qua miệng, thức ăn bùng cháy thành ngọn lửa trong bao tử và gây rất đau
đớn. Có nhiều loại khổ đau cho quỷ đói, nhưng tất cả đều từ tính keo
kiệt và chống lại sự rộng lượng của những người khác.
Cõi Thú
Vô minh là hạt giống của cõi thú. Nó được kinh nghiệm như một cảm
giác bị lạc mất, mờ đục, bất định hay không tỉnh táo rõ biết. Nhiều
người kinh nghiệm một sự tối tăm và buồn rầu cắm rễ trong vô minh này ;
họ cảm thấy một nhu cầu nhưng thậm chí không biết mình muốn cái gì hay
làm cái gì để mãn nguyện.
Luân xa phối hợp với vô minh là ở trung tâm của thân, ngang mức với
rốn. Trí huệ được tìm thấy khi chúng ta xoay vào bên trong và đi đến chỗ
hiểu biết bản tánh chân thật của chúng ta là sự đối trị của vô minh.
Chúng sanh trong cõi thú bị bóng tối của vô minh ngự trị. Thú vật
sống trong sợ hãi, sợ thú khác và người. Những con thú lớn cũng bị hành
hạ bởi côn trùng đào vào da và ở trong thịt. Thú nuôi thì bị vắt sữa,
chở nặng, bị thiến, xỏ mũi, không có cách thoát. Thú vật cảm thấy khổ và
sướng, nhưng chúng bị vô minh ngự trị không thể nhìn vào thân phận của
chúng để tìm bản tánh chân thật của chúng.
Cõi Người
Ghen tỵ là xúc tình gốc rễ của cõi người. Khi bị ghen tỵ chiếm hữu,
chúng ta muốn bám lấy và rút về mình cái chúng ta có : một ý tưởng, một
sở hữu, một tương quan. Chúng ta thấy nguồn của hạnh phúc là cái gì ở
ngoài chúng ta, điều này đưa chúng ta đến bám luyến mạnh mẽ hơn vào đối
tượng của tham muốn.
Ghen tỵ liên hệ với trung tâm tim trong thân thể. Cái đối trị cho
ghen tỵ là sự mở rộng lòng mình, cái rỗng rang khi chúng ta nối kết với
bản tính chân thật của chúng ta.
Chúng ta dễ dàng quan sát sự khổ đau của cõi mình. Chúng ta kinh
nghiệm sanh, già, bệnh, chết. Chúng ta phiền muộn vì biến dịch thường
trực, những nỗ lực giữ gìn cái chúng ta muốn cuối cùng đều thất bại.
Thay vì tùy hỷ với những hạnh phúc của những người khác, chúng ta thường
làm mồi cho đố kỵ và ghen tỵ. Dù sự tái sanh làm người được xem là may
mắn nhất vì con người có dịp nghe và thực hành giáo pháp, nhưng chỉ có
một số nhỏ tìm thấy và lợi dụng được cơ hội vĩ đại này.
Cõi Bán-Thiên
Kiêu mạn là phiền não chính của cõi bán thiên (a-tu-la). Kiêu mạn là
một cảm giác nối kết với sự thành công và thường là cục bộ, gây chiến.
Có một phương diện ẩn dấu của kiêu mạn là khi chúng ta tin rằng mình tệ
hơn những người khác trong một khả năng hay nét đặc biệt nào đó, một thứ
tự quy tiêu cực tách lìa chúng ta với người khác.
Kiêu mạn phối hợp với luân xa cổ họng. Kiêu mạn thường biểu lộ trong
hành động phẫn nộ, và cái đối trị của nó là thanh bình vĩ đại và khiêm
hạ bao la khi chúng ta ở trong bản tính chân thật của chúng ta.
Những bán thiên a-tu-la hưởng thụ lạc thú và sự dồi dào nhưng họ có
khuynh hướng đố kỵ và hung nộ. Họ thường đánh nhau, nhưng khổ đau lớn
nhất của họ là khi họ tuyên chiến với chư thiên, những người hưởng thụ
sự dồi dào còn hơn loài bán thiên. Những thiên thì nhiều quyền lực hơn
bán thiên và rất khó giết. Họ luôn luôn thắng trận, và những bán thiên
chịu sự hủy hoại của lòng kiêu hãnh và đố kỵ bị thương, và điều này lại
dẫn họ đến chiến tranh vô vọng trở đi trở lại.
Cõi Thiên
Phóng dật thích thú là hạt giống của cõi thiên. Trong cõi thiên, năm
phiền não tiêu cực cũng hiện diện, quân bình như năm giọng hòa âm của
một dàn nhạc. Những thiên bị mất mình trong một cảm thức say sưa của
niềm vui lười biếng và lạc thú tự quy. Họ hưởng thụ sung túc và tiện
nghi lớn lao trong đời sống kéo dài cả một kiếp. Mọi nhu cầu có vẻ được
thỏa mãn và mọi tham muốn được đáp ứng. Cũng đúng như đối với một số cá
nhân và xã hội, chư thiên bị mắc vào lạc thú và sự theo đuổi lạc thú. Họ
không có cảm thức về thực tại bên dưới kinh nghiệm của họ. Mất tăm
trong những tiêu khiển và lạc thú vô nghĩa, họ bị phóng dật và không trở
lại con đường giải thoát.
Nhưng hoàn cảnh cuối cùng rồi thay đổi khi những nguyên nhân nghiệp
cho sự hiện hữu ở cõi thiên cạn kiệt. Khi cái chết cuối cùng rồi cũng
đến gần, họ bị bạn bè và đồng nghiệp bỏ rơi, vì những thiên này không
thể đối mặt với bằng chứng về bản chất phải chết của họ. Với thiên nhãn,
vị thiên này thấy những điều kiện của cõi khổ mà mình bị sanh vào, và
ngay trước khi chết khổ đau của đời tới đã bắt đầu.
Cõi thiên phối hợp với luân xa đỉnh đầu. Cái đối trị với niềm vui ích
kỷ của chư thiên là lòng bi trùm khắp khởi lên một cách tự nhiên qua
tỉnh giác về thực tại nền tảng của bản ngã và thế giới.

Trích quyển “Những Yoga Tây Tạng về giác ngủ và giấc mộng”

Nguyên tác “The Tibetan Yogas of Dream and Sleep”

Người dịch: Đương Đạo

Nguồn: www.thuvienhoasen.org

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết