MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

bimbip

bimbip
.
.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhiều loại thực phẩm trong nước tăng giá chóng mặt.

Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?
Doanh
nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì
“chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho
rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản
của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Tuy
nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có đủ bằng chứng để kết luận việc
tiểu thương và thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản đã
gây rối loạn thị trường Việt Nam, ông Phạm Quang Diệu, kinh tế trưởng
của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam
(Agromonitor), nhận định.

Thiếu thông tin, thiếu kiểm soát

Trao
đổi với VnEconomy, ông Diệu nói: Trung Quốc với hơn một tỷ dân, chỉ cần
một thay đổi nhỏ về cung - cầu từ thị trường nội địa đã ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia này.

Khi thương
nhân nước láng giềng phải sang Việt Nam thu mua nông sản, nếu nhìn nhận
một cách tích cực thì họ có nhu cầu đối với các hàng hoá đó, và giá bán
tại Việt Nam cạnh tranh hơn. Đây có thể xem là một cơ hội tốt, nếu doanh
nghiệp Việt Nam biết tận dụng để xuất khẩu sang thị trường rộng lớn
này.

Nhưng trên thực tế, không chỉ doanh nghiệp mà bản thân các
cơ quan quản lý của Việt Nam hiện nay đang rất thiếu thông tin về thị
trường Trung Quốc. Sự thiếu thông tin đã khiến cơ quan quản lý không thể
cung cấp thông tin cụ thể cho doanh nghiệp là quốc gia này đang có về
nhu cầu đối với các hàng hoá nào, số lượng là bao nhiêu, đây là nhu cầu
nhất thời hay trong dài hạn.

Hậu quả tất yếu là các thông tin về thị trường được phát đi chủ yếu là do đồn đoán và đánh giá một cách cảm tính.

Về
phía doanh nghiệp, còn ít doanh nghiệp đầu tư tìm hiểu thị trường Trung
Quốc một cách bài bản. Thời gian qua, hoạt động thương mại chủ yếu là
biên mậu. Vì thế, họ cũng không tạo được những đối tác thương mại bền
vững.

Trong khi sang Việt Nam, các thương nhân Trung Quốc lại gây
dựng được hệ thống thu mua rất rộng khắp. Họ tới tận bến cảng, ra cả
chân ruộng để cạnh tranh thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp Việt.

“Ở
góc độ tiêu cực, cách nhập khẩu của các thương nhân đó đã phá vỡ cấu
trúc thị trường nội địa, mặt bằng giá nhiều nông sản bị đẩy lên. Doanh
nghiệp thì không thể thu mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất ngay tại
sân nhà”, ông Diệu nhìn nhận.

Tuy nhiên, ông cho rằng ở Việt Nam
không chỉ có thương nhân Trung Quốc mà một số công ty thu mua nông sản
lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng để thu mua gạo, cà phê… từ nhiều
năm nay.

Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, các doanh nghiệp nước
ngoài này chỉ giao dịch đối với một số ít các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong khi các doanh nhân Trung Quốc lại giao dịch với rất nhiều nhà xuất
khẩu của Việt Nam, dẫn tới sự lan truyền thông tin về nhu cầu của thị
trường Trung Quốc có thể không chính xác. Con số thật về số lượng họ thu
mua cũng không kiểm soát được.

Song ông Diệu lại không đồng tình
với ý kiến cho rằng việc thu mua này không chỉ khiến giá bán trong nước
bị đẩy lên mà còn khiến nhà nước bị thất thu thuế.

Lập luận được
ông đưa ra là, khi các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán,
họ phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam. Khi đưa
hàng ra khỏi biên giới họ cũng phải kê khai hải quan và nộp thuế theo
quy định. Còn nếu để xảy ra tình trạng trốn lậu thuế thì cũng phần nào
do các cơ quan quản lý của Việt Nam.

Và cũng chưa thể kết luận
được việc thu mua này khiến giá bán của nhiều mặt hàng thực phẩm tiêu
dùng trong nước như thịt lợn, trứng bị đẩy lên cao. Vì trên thực tế, gần
đây giá thức ăn chăn nuôi cũng có nhiều biến động, cộng thêm trước đó
là sự điều chỉnh tăng của giá điện, giá xăng dầu…

“Điều này chỉ
có thể khẳng định khi có được các bằng chứng cụ thể về giá, số lượng mua
tại từng địa phương đối với từng mặt hàng”, ông Diệu nói.

Yếu kém về quản lý?

Phân
tích ở nhiều góc độ, TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên
cứu thương mại nói, rõ ràng khi có nhiều người mua, nông dân sẽ có cơ
hội bán được nông sản với mức giá có lợi hơn.

Nhưng để doanh
nghiệp nước ngoài lấn át các doanh nghiệp trong nước và để giá trong
nước tăng cao do việc thu mua này, chính là thể hiện sự yếu kém của các
cơ quan quản lý tại Việt Nam.

Mặc dù, Việt Nam đã là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng trên thế giới không có quốc
gia nào để việc nước ngoài đến thu mua hàng hoá dễ như Việt Nam. Lẽ ra
các cơ quan chức năng phải nắm được các thương nhân này thu mua với mục
đích gì, để bù đắp các thiếu hụt tạm thời hay vì lý do khác. Trên thực
tế đã có thời gian diễn ra việc thu mua dẫn đến phá hoại sản xuất như
mua rễ hồi, móng trâu…

Ông còn cho rằng đối với các thương nhân
nước ngoài làm ăn đứng đắn, thu mua có uy tín, lâu dài thì không cấm,
nhưng họ phải lập doanh nghiệp và phải đóng thuế theo quy định.

Khi
mang hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia, các doanh nhân này đã phải
chịu thuế, đó là quy định được áp dụng đối với việc xuất khẩu. Còn các
hoạt động kinh tế khác diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải được giám
sát để đảm bảo không gây rối loạn thị trường trong nước.

“Trong
khi các doanh nghiệp trong nước thì bị quản lý rất chặt về việc nộp
thuế, tại sao các doanh nhân nước ngoài lại được cơ quan chức năng buông
lỏng?”, ông Nam đặt câu hỏi.

Ở góc độ khác, ông Nam cũng cho đây
cũng là bài học để doanh nghiệp thay đổi cách thu mua nông sản cho nông
dân. Việc thu mua phải dựa trên sự cân bằng lợi ích giữa các bên và bản
thân doanh nghiệp cũng phải chủ động chứ không phải ngồi một chỗ để chờ
nông dân mang nông sản đến và ép giá đối với họ.

“Tuy nhiên, nếu
tình trạng trên không sớm được cải thiện cả người tiêu dùng và doanh
nghiệp trong nước đều phải chịu tác động xấu từ hoạt động thu mua không
được kiểm soát này”, TS. Nam nói thêm.


Theo Vneconomy

bimbip

bimbip
.
.

Trung Quốc "ồ ạt" thu mua nông sản: Sự phá hoại hợp pháp hay bất hợp pháp?
Thời
gian gần đây tư thương Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu gom nông sản
với số lượng lớn, theo một giá nhất định và dần nắm ưu thế chủ động
trong việc nâng giá cao hay hạ xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị
động. Trên thực tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "chảy máu" nguyên
liệu và dần bị phụ thuộc vào một thị trường.

Từ nhiều
năm qua, nông dân Việt Nam đã nhiều lần ăn " trái đắng" vì làm ăn với
cái tư thương người Trung Quốc, nhưng vì khoản lợi nhuận lớn người cung
cấp vẫn nhắm mắt làm.Vì xét cho cùng người bán hàng cũng vì lợi nhuận,
họ chỉ mong hàng hóa bán ra có lãi, không cần tìm hiểu người mua là ai.


thể thấy rõ cái lợi ở đây chỉ là trước mắt, còn về lâu dài sự thiệt hại
sẽ rất nặng nề và không thể tính được. Đã thấy có nhiều tiếng kêu than
từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước vì "đói" hàng, máy
móc đắp chiếu, công nhân ngồi chơi. Đã có nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo
ngại sâu sắc về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào
một thị trường.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Giá
một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến
được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc
sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.


Người
Trung Quốc luôn có tính toán để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần
thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của Việt Nam. Có thời điểm tư
thương Trung Quốc đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả... của Việt
Nam với giá cao, nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không
thu mua nữa hoặc bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất
lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta. Chưa kể, những mặt hàng nông sản
chất lượng nhất của Việt Nam, bị Trung Quốc tận thu đóng mắc "made in
China" xuất khẩu.

Về phía các DN, khi không có hàng, Việt Nam sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng vốn là chủ lực.

Việc
thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để
xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng.
Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong
nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo
giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc
kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế
thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) một đoàn thương nhân
Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn
át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương
nhân Trung Quốc tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính
ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở
hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy
nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân Trung
Quốc không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro
xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.


[You must be registered and logged in to see this image.]

Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.

Chính
việc giao dịch không thông qua đường chính ngạch đã khiến nông sản Việt
Nam khó kiểm soát về số lượng xuất khẩu. Trên thực tế, Trung Quốc đã
thu mua của Việt Nam bao nhiêu tôm, bao nhiêu thịt lợn, bao nhiêu
trứng... không cơ quan nào nắm được, không doanh nghiệp nào biết, Việt
Nam đang ở thế bị động trong việc kiểm soát hàng hoá xuất tiểu ngạch
sang quốc gia chung đường biên mậu.

Đứng trước thực trạng trên,
các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam là người có lỗi, bởi không
thể định hướng thị trường cũng như tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để
phổ biến tới người nông dân.

Từ trước đến nay sự phối hợp giữa
các bộ, ngành không tốt , dẫn đến không quản lý, không thống kê được
lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang Trung Quốc. Lợi
ích quốc gia của chưa được đặt lên hàng đầu.

Hiện cả thế giới
sợ thị trường Trung Quốc những cũng đang lợi dụng thị trường này. Vậy
bài toán đặt ra là làm thế nào để hạn chế tác hại tận dụng được sức tiêu
thụ của thị trường Trung Quốc?


Vitin

bimbip

bimbip
.
.

hị trường Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc "thâu tóm" Trung
Quốc ồ ạt thu mua nông sản khiến cho thị trường Việt Nam bị động, dễ
dàng bị thao túng, Trung Quốc thuê đất rừng, xây sòng bạc, xây khu phố
người Hoa, 90% gói thầu trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay Trung
Quốc...có thể thấy rõ Trung Quốc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong
thị trường Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, thương lái
Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông sản với số lượng lớn, theo một giá
nhất định và dần nắm ưu thế chủ động trong việc nâng giá cao hay hạ
xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị động.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Bà con nông dân tấp nập chuẩn bị trứng muốn bán cho thương nhân Trung Quốc (ảnh SGTT)


Trung
Quốc "càn quét" từ Bắc vào Nam, từ sắn lát, cao su, hạt tiêu, gạo, thịt
lợn, thuỷ sản... đến các loại nông sản theo mùa vụ, như vải Lục Ngạn
(Bắc Giang) và trứng muối, đậu xanh... khiến Việt Nam phải đối mặt với
mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.

Hàng
hóa giá rẻ từ Trung Quốc vẫn ngày đêm tràn qua biên giới Việt - Trung
đến tay người tiêu dùng Việt. Những hàng hóa kém chất lượng nhưng rất
được người Việt ưa chuộng vì có giá rất rẻ, hàng hóa Trung Quốc tràn
ngập thị trường gây phá hoại sản xuất của người Việt, với các mặt hàng
dệt may, giày dép...của Việt Nam thường xuyên bị hàng Trung Quốc vi phạm
những điều khoản quy định của WTO về chống bán phá giá.

Theo
thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, đến 90% các
gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty
Trung Quốc.

Còn theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một
nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn
nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc
thực hiện.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Mẫu mã đa dạng và giá cả cạnh tranh là ưu thế của hàng hóa Trung Quốc

Điều
thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn
trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ
thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.

Nhà
thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về
điện, ximăng, hóa chất...trước thực tế đó, Trung Quốc hoàn toàn có thể
khống chế được toàn bộ xu hướng phát triển của Việt Nam.

Đi kèm
với số lượng các gói thầu lớn, các nhà thầu Trung Quốc còn đem theo hàng
ngàn công nhân Trung Quốc và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi
nhân công Việt Nam đang dư thừa và những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn
có thể sản xuất được.

Hoặc họ sẽ thuê nhân công Việt Nam với giá
rẻ mạt. Theo tính toán, tại Việt Nam, mức lương của công nhân tại các
khu sản xuất lớn không vượt quá 85 đô la/1 tháng trong khi đó nhân công
Trung Quốc phải trả đến hơn 100 đôla/tháng.

[You must be registered and logged in to see this image.]

"Phố Trung Quốc" nơi tập trung hàng nghìn lao động người Trung Quốc tại Ninh Bình
.

Tại
thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 40 km về phía Bắc, vài năm trước, nơi
đây vẫn còn những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, nhưng hiện nay những
cánh đồng này đã phải nhường chỗ cho các công ty đa quốc gia và các nhà
thầu phụ của Trung Quốc.

Nhà máy trụ sở tại Bắc Ninh công ty sản
xuất thiết bị điện tử Foxconn của Đài Loan tuyển dụng 5.600 công nhân.
Foxconn là nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới và cũng là
công ty tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc, với số nhân viên lên đến
420.000 người.

Các công ty Trung Quốc ngày càng có chỗ đứng vững
chắc trong thị trường Việt Nam: công ty CSGEC - người khổng lồ khu vực
công trình công cộng và cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước, đang xây
dựng khu phức hợp công nghiệp tại Móng Cái. Nhiều nhà môi giới từ Quảng
Đông cũng có văn phòng riêng tại đây.

Đồng Nhân Dân Tệ của Trung
Quốc được sử dụng làm một tiêu chuẩn, trong khi tiền Đồng của Việt Nam
lại bị mất giá hồi tháng 2 và đó là lần mất giá thứ tư trong vòng 15
tháng qua. Các nhà quan sát trong nước cảnh báo rằng Việt Nam đang ngày
càng rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trên thực tế, quốc gia này là
nước nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam và cũng là một nhà cung ứng quan
trọng về thiết bị công nghiệp, sản phẩm điện tử, thép và sản phẩm dầu.

Việt
Nam hiện đang nỗ lực chấm dứt nhập khẩu 15.000 loại sản phẩm, gồm có
rượu và một số hàng hóa sản xuất. Các nhà quan sát trong nước nhận thấy,
các loại thuế hải quan đánh vào một số sản phẩm đang có chiều hướng gia
tăng. Đầu năm 2011, chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch nâng
cao nhận thức cộng đồng nhằm khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam.

vitin

macsuong

macsuong
,
,

Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt






Việc thương nhân Trung Quốc ráo riết săn
lùng, thu mua nông sản, thực phẩm tại Việt Nam đang tạo ra rất nhiều bất
ngờ. Có lẽ bất ngờ không chỉ đến với những người nông dân vốn thiếu
thông tin mà còn khá bất ngờ đối với những nhà quản lý và các cơ quan
chức năng của Việt Nam.




Hiện tượng thương
nhân Trung Quốc đến tận ao, vườn của những người nông dân đặt hàng, thu
mua sản phẩm với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường đang khiến
không ít người dân Việt Nam cảm thấy rất vui mừng. Cũng nhờ hiện tượng
này mà thực trạng "được mùa, mất giá" vốn là nỗi ám ảnh của những người
nông dân chân lấm tay bùn tạm thời được xua tan.


Liên tiếp trong thời gian gần đây, rất
nhiều loại nông sản của nông dân từ Bắc chí Nam được các thương nhân
Trung Quốc tìm mua. Từ các loại nông sản truyền thống như tiêu, sắn lát,
cao su, thịt, thủy hải sản, ... đến các sản phẩm ít phổ biến hơn hay
được thu hoạch theo mùa vụ như dừa, trứng vịt, vải thiều, khoai lang...


Rủi ro cao


Đứng trước hiện tượng này, ngoài niềm
vui của người nông dân thì không ít ý kiến của các chuyên gia lại tỏ ra
lo ngại. Trong đó, đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị
trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo
dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn. Ngoài ra, việc chạy
theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến
việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của
thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một
số sản phẩm trong nước.



[You must be registered and logged in to see this image.]
Thương nhân Trung Quốc chọn mua thuỷ sản Việt tại Vietfish 2011, diễn ra vào cuối tháng 6 vừa qua. Ảnh: Lê Quang Nhật


Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi
trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm "trái
đắng". Còn nhớ, những năm 2001 - 2002 nông dân và thương lái ở các tỉnh
phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ
140.000 - 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 - 60.000 đồng/kg, thậm chí
năm 2004, giá chỉ còn 10.000 - 20.000 đồng/kg. Cũng trong những năm 2004
- 2005, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá
khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu
nhưng "kết quả" của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại
và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.


Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có
nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau vào
những năm 2007 - 2008, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần
đây, ...


Vì sao trung Quốc mua nhiều ?


Như vậy thử lý giả việc tại sao thương
nhân Trung Quốc lại bất ngờ quá "mặn mà" đối với các loại nông sản của
Việt Nam trong thời gian này?


Khác với những lần trước, lần này thương
nhân Trung Quốc thu gom rất nhiều loại nông sản cùng lúc chứ không phải
"sốt" một loại duy nhất. Ngoài ra, thương nhân Trung Quốc đang thu mua
có chọn lọc các sản phẩm có chất lượng cao. Điều này có thể thấy ngay
rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt hơn đồng thời
có giá rẻ hơn tại Trung Quốc.


Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ tăng cao và
hàng loạt vụ bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ
trong nước cũng là nguyên nhân chính để các thương nhân đến từ Trung
Quốc phải lùng sục các nguồn thực phẩm dồi dào và chất lượng hơn từ các
nước khác, và Việt Nam là lựa chọn tốt nhất do chi phí vận chuyển thấp.


Sản phẩm Việt Nam phải "núp bóng"


Một đặc điểm đáng lưu ý trong đợt thu
gom hàng hóa từ Việt Nam gần đây của các thương nhân Trung Quốc là họ
yêu cầu phía Việt Nam đóng gói và dán nhãn mác Trung Quốc, điển hình là
sản phẩm trứng vịt muối của bà Năm ở TP Long Xuyên, An Giang.


Từ sự việc này có thể thấy rằng rất
nhiều khả năng các sản phẩm khác cũng có số phận tương tự, tức là thương
nhân Trung Quốc thu gom nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại
Việt Nam về đóng nhãn mác của Trung Quốc để bán trong nước hay xuất khẩu
sang một nước thứ ba với giá cao hơn.


Như vậy, những sản phẩm do chính tay
nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho
thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng
gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, ... Và khi đó, các sản
phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành "núp bóng" dưới các
thương hiệu Trung Quốc.


Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém
chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản
phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được
bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!


Tất cả những điều này cho thấy rằng,
nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được chất lượng
và giá trị của các loại nông sản do chính bà con nông dân Việt Nam làm
ra. Đây là một lãng phí vô cùng lớn đối với các sản phẩm đang được xem
là thế mạnh quốc gia.


Không riêng gì các mặt hàng nông sản
thực phẩm mà rất nhiều sản phẩm khác như may mặc, điện tử, ... do chính
người Việt Nam làm ra để xuất khẩu và lại được nhập khẩu về lại dưới các
thương hiệu nổi tiếng để tiêu thụ trong nước và tất nhiên giá cả đã
được đẩy lên cao hơn rất nhiều lần. Điều này cho thấy một phần là do tâm
lý sính ngoại và phần khác là do các doanh nghiệp, các nhà sản xuất
trong nước vẫn chưa thoát khỏi tâm lý tự ti, chưa đủ tự tin khi không
dám tự làm nên những thương hiệu có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại khác.


Nếu các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam
nhưng phải "núp bóng" dưới các thương hiệu khác thì đến bao giờ nông dân
Việt Nam nói riêng và những nhà sản xuất khác nói chung mới được thụ
hưởng xứng đáng giá trị của các sản phẩm do mình làm ra? Và, với cái đà
này thì đến bao giờ Việt Nam mới có những thương hiệu nổi tiếng thế
giới?

Theo SGTT

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết