MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Thằng Bé và Con Chim Bồ Câu

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

bonghongcaiao

avatar
THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN

Truyện Ngắn Trung Hoa
Thằng Bé và Con Chim Bồ Câu
(Trích trong “Tiếng Hát của Người Dân Chài”, Trần Hồng Văn, 2009)
*Tr ần H ồng V ăn phóng tác
Trong khi đang ngồi đọc sách tại hàng hiên sau nhà, thình lình tôi có cảm tưởng có
bóng ai thoáng qua bức tường thấp phía đông nhà. Tôi quay lại nhìn thì chẳng thấy ai ở đó
cả. Khi quay trở lại đọc tiếp cuốn sách thì cái bóng đó lại xuất hiện. Quay lại thật nhanh, tôi
thấy một cái đầu nhỏ cúi xuống lẩn tránh đằng sau bức tường. Tôi la lớn:
- Ai vậy?
- Dạ … thưa, cháu đấy ạ.
Cái đầu nhô lên khỏi bức tường. Thằng bé với cái đầu cạo nhẵn thín nhìn tôi sợ hãi.
Tôi hỏi nó:
- Cháu muốn gì?
Nó lắp bắp trả lời:
- Thưa chú, chẳng có gì quan trọng cả … Cháu có thể nhìn đàn chim bồ câu của chú
một lát không ạ?
Tôi nuôi đàn chim bồ cầu gồm mười hai con sau nhà. Chúng có đủ màu: đỏ, đen,
xanh, trắng, đốm … và đậu thành hàng trên chiếc giá ở bức tường phía đông ngay dưới mái
hiên nhà. Suốt hai năm chăm sóc, tôi yêu quí chúng vô cùng. Trong cái yên lặng, nhìn theo
chúng bay cao tận đám mây xanh trên bầu trời mang lại cho tôi một cảm giác thật an bình
giữa một đô thị lúc nào cũng ồn ào, náo động. Những con vật nhỏ thật đẹp và dễ thương này
làm cho hàng xóm đố kỵ, đặc biệt là đám trẻ con quanh đây tìm mọi cách xua đuổi làm
chúng sợ hãi.
Bực mình, tôi muốn cho thằng bé tinh nghịch này một bài học nên la lớn:
- Vào đây đi.
Tôi tưởng là nó sẽ chạy đi mất khi nói thế, nhưng lập tức cánh cửa phía sau hé mở và
thằng bé rụt rè bước vào sân vườn. Khoác trên người chiếc áo ấm dầy cộm đã bạc màu, nó
đứng im, lễ phép và lo sợ nhìn tôi. Với thái độ như vậy, tôi vẫy tay bảo nó bước lại gần
nhưng nó chỉ đứng yên một chỗ cười bẽn lẽn. Khi tôi lớn giọng bảo nó bước lại gần lần nữa,
nó vâng lời. Vì hấp tấp, nó vấp phải một tảng đá, ngã chúi xuống đất, nắm hạt bắp trong tay
vãi ra tung tóe. Đàn chim bồ câu thấy thức ăn nên bay xà xuống. Thằng bé vội vã ngồi dậy
trong khi đàn chim mổ thức ăn chung quanh, một con đậu ngay trên vai nó. Không lưu tâm
tới con chim này, nó vẫn giữ yên lặng trong khi hai tay dang rộng, nó nói với tôi:
- Chú ơi, cháu có thể bắt một con để chơi với nó một lát không?
Sự thành thật của nó làm tôi đổi ý. Tôi gật đầu nói:
- Được chứ.
Nó với tay bắt con chim trắng, đưa lên ngắm bên phải rồi bên trái. Một lát sau bỏ một
hạt bắp vào trong miệng nhai rồi thè lưỡi ra trước chiếc mỏ màu đỏ của con chim. Lập tức
những con chim khác bay là là tới quanh nó. Giữ chặt con chim trắng trong tay, nó vừa chạy
chung quanh sân vừa cười thích thú.
- Nhà cháu ở đâu vậy?
- Thưa … ở trong núi.
- Thế cháu ở với ai vậy?
- Với ông Phùng Lâm. Chú không biết ông ấy à? Ba cháu đấy.
Dĩ nhiên tôi biết Phùng Lâm. Cư ngụ ở vùng phía bắc thành phố, hắn sống một mình,
bỏ vợ và đứa con trong làng. Họ lấy nhau trên mười năm nhưng chỉ chung sống được hai
năm, rồi ly thân và cuối cùng ly dị vào cuối năm ngoái. Người ta nói là Phùng Lâm là người
đưa ra ý kiến ly dị và người vợ phải đồng ý. Khi tòa án đưa ra vấn đề ai sẽ nuôi đứa bé, lúc
đầu người vợ nói là không đòi hỏi gì ngoài đứa con, nhưng sau cùng bà ta đồng ý để Lâm
nuôi nó. Mọi người bàn tán cả tuần lễ về chuyện này nhưng chẳng ai hiểu được nguyên nhân.
- Có phải má cháu lấy chồng khác không?
- Không phải vậy, ông ngoại không muốn má đi xa nữa nên má cháu vẫn ở nhà. Má
cháu nói là sẽ chăm sóc cho ông ngoại cho tới khi ông mất.
- Nhưng tại sao cháu không ở với má cháu?
- Má nói là nếu cháu sống với ba thì hộ khẩu của cháu có thể chuyển sang hộ khẩu
thành phố được nên trong tương lai có thể kiếm được việc làm tốt ở thành phố.
- Nếu như ba cháu lấy vợ khác, bà này sẽ đối xử tệ với cháu thì sao?
Nó không trả lời mà chỉ có tiếng xịt mũi.
- Cháu có nhớ má cháu không?
Tôi chợt hối hận đã hỏi nó câu hỏi này khi thấy nước mắt đứa bé chẩy ròng ròng.
Trong những năm gần đây, tình trạng ly dị xẩy ra hầu như thường xuyên, mà nạn nhân chỉ là
những đứa bé vô tội. Tôi lúng túng không biết phải làm sao cho nó hết khóc:
- Đừng … đừng khóc, đừng khóc nữa. Sống ở thành phố thì tốt cho cháu đấy.
- Không … không tốt tí nào cả.
- Thế ba cháu có thương cháu không?
Thằng bé lắc đầu. Nó mếu máo:
- Ở đây chẳng có chỗ nào chơi cả, không có núi, không có sông. À mà chú đã tới
nhà cháu chưa nhỉ. Trong núi ban đêm có hàng triệu ngôi sao.
- Còn chim bồ câu thì sao, cháu có thích chơi với nó không?
- Có chứ. Ở đây chỉ có chim bồ câu là cháu thích thôi. Nó bay thật cao, cảnh sát
không bắt được.
- Thế cháu có nuôi chim bồ câu ở nhà không?
- Không. Bồ câu trong núi không đẹp, tất cả chỉ có một màu xám mà người ta gọi là
bồ câu đất. Chúng lại hay làm tổ dưới mái hiên chùa cổ hay trên những cây trắc bá diệp trong
nghĩa địa. Muốn bắt chúng, cháu thường đốt một ngọn đuốc. Khi hai mắt bị lóa không bay
được, lúc đó cháu chỉ việc trèo lên bắt từng con một. Có một hôm cháu đứng lên vai thằng
bạn Tí Heo để bắt chim, nó ngã làm cháu cũng ngã theo. Vết xẹo vẫn còn này chú. – Nó chỉ
lên trán, một vết xẹo đỏ vẫn hằn rõ.
- Nguy hiểm quá.
- Không, vui lắm, chú. - Ngửng đầu lên, nó nhìn dáo dác như thể kiếm một cây để
so sánh, nhưng trong vườn không có một cây nào cao cả. – Nó nói tiếp – Vui lắm, chú.
Qua câu chuyện, tôi có thể hiểu thằng bé này cô đơn và buồn như thế nào. Những sự
ồn ào náo nhiệt, những ngôi nhà cao từng trong thành phố không thể quyến rũ nó được, ngay
cả việc có một công việc tốt trong tương lai xa tắp. Chính tôi, một người đã lớn cũng không
thích sống trong môi trường ồn ào như thế này. Như vậy, một đứa bé đã quen sống với thiên
nhiên thì làm sao có thể dễ dàng thích ứng được. Tôi nói với nó:
- Nếu muốn cháu có thể tới đây chơi với đàn chim bồ câu mỗi ngày.
Thằng bé nhẩy lên vui sướng, cầm tay tôi lắc lắc:
- Chú tốt quá.
Kể từ hôm đó, mỗi ngày nó đều ghé nhà tôi. Tôi cũng được biết tên nó là Sơn, tám
tuổi, đang học lớp hai. Mỗi lần tới nó đều mang theo ít hạt cho đàn chim. Dần dần đàn chim
quen với nó. Đôi khi nó đội mũ ngược, để những hạt lên đó, đàn chim đậu quanh đầu nó mổ
thức ăn. Rồi mỗi khi thấy nó xuất hiện ở cổng, những con chim lập tức bay tới. Mỗi khi nghe
tiếng đập cánh của những con chim, tôi biết ngay là Sơn tới. Mỗi lần chơi với đàn chim hầu
như nó quên hết mọi chuyện, ngay cả giờ phải trở về, nhiều hôm người cha phải đến tận nơi
la mắng và hối nó về nhà.
Một hôm Sơn hỏi tôi:
- Chú ơi, chim bồ câu có mơ ước gì không?
- Có lẽ có.
- Khi bay qua một nơi nào nó có mơ ước gì không?
- Có lẽ có.
- Thành phố này rộng lớn như thế nào vậy chú?
- Chu vi cả ngàn cây số.
- Vậy một con chim bồ câu có thể bay ra khỏi thành phố được không?
- Được chứ.
- Ồ, tuyệt vời quá nhỉ.
Vào tháng Năm ở các vùng quê quanh thành phố, khi lúa đã gặt xong, chúng tôi cùng
đi lượm các hột còn sót lại cho chim ăn. Khi đó thằng bé Sơn chứng tỏ sự hiểu biết về đời
sống thôn quê hơn tôi. Nó có thể phân biệt được các loại cỏ, các loài côn trùng khác nhau.
Nó nói với tôi những chuyện lý thú trong làng như việc nông dân thường gặt lúa vào ban
đêm nên tờ mờ sáng, lúa đã được gom lại thành từng đống. Thỏ chạy ra khỏi các thửa ruộng,
nông dân trên tay cầm chiếc liềm đuổi theo, thường là đám con nít dẫn đầu. Nó nói với tôi:
- Da thỏ làm mũ tốt lắm, tiếc là mùa hè năm nay cháu không bắt được con nào.
Trong vài ngày, nó kể cho tôi nghe nhiều chuyện vui trong làng trong xóm, đồng thời
tôi cũng dạy cho nó cách nuôi chim bồ câu, dần dần chúng tôi trở thành đôi bạn thân.
Một ngày kia, khi chúng tôi trở lại vùng quê, tôi mang theo đàn chim và mỗi con
được buộc một chiếc sáo tre vào đuôi. Khi chúng bay, tiếng sáo hoà với nhau như một ban
nhạc hợp xướng. Chạy tung tăng như điên, Sơn xoa hai tay vào nhau, nó nói là làm cho bản
nhạc rung động lên tận trời cao. Đến khi đưa nó trở về, hai mắt nó vẫn không rời những
chấm đen biến mất dần dần trên bầu trời. Nó hỏi tôi:
- Còn những con chim bồ câu thì sao chú.
- Chúng tự về nhà được.
- Sao? Chúng biết đường về à?
- Ừ, bồ câu còn có thể mang thư từ cho mình nữa. Nếu mình mang theo con chim đi
xa cả ngàn dặm đường thì chỉ việc buộc lá thư vào chân, nó tìm đường mang lá thư về nhà
ngay.
Nghe vậy, thằng bé mở tròn đôi mắt, nó tiếc là không nuôi con bồ câu nào trong thời
gian sống trong núi. Nó cũng không hiểu là giống chim bồ câu xám có khả năng này không.
- Nếu ở trong núi mà nuôi được con chim như vậy, cháu sẽ gửi thư cho má cháu
hoài.
- Cháu vẫn nhớ má cháu à?
Nó gật đầu:
- Vâng, nhưng má cháu không viết được một chữ, như vậy mỗi lần nhớ cháu, má
phải buộc một miếng khoai lang vào chân con chim. Chú biết không, mỗi lần làm bánh, bà
thường hấp hai miếng khoai lang khô cho cháu nữa.
- Nếu nhớ má sao cháu không về thăm bà ấy?
Giọng nói của thằng bé buồn hẳn:
- Ba cháu không cho, mà cháu cũng không biết đường về nữa.
Tôi không dám nói thêm về chuyện này nữa mà đổi sang việc dạy nó nuôi chim bồ
câu. Tuổi trẻ chóng quên, thằng bé chuyển ngay thái độ, quên hết nỗi buồn. Nó chúm môi bắt
chiếc tiếng chim hót.
Thế rồi khoảng một tháng sau tôi không thấy thằng bé tới nhà tôi. Tôi cũng cảm thấy
nhớ nó. Mỗi buổi sáng khi mở cổng sau vườn, tôi đều thấy một gói nhỏ đựng hạt lúa, bắp hay
kê để ở ngay đó. Chắc chắn là Sơn đã để những gói này ở đây rồi, nhưng tại sao nó không
vào vườn như mọi khi. Tôi quyết định là sẽ chờ để hỏi nó cho rõ. Cuối cùng tôi cũng gặp nó.
- Sơn, tại sao cháu không vào thăm chú nữa?
- Ba cháu cấm cháu.
- Tại sao ậy?
- Ông than phiền là cháu mải chơi không học hành gì cả.
- Thế … ông ấy cũng cấm cháu chơi ngay cả sau giờ học à?
- Vâng. Ông nói là cháu hư quá nên bắt ngưng chơi với đàn chim của chú luôn. Thế
cháu có giống một đứa bé sống ở tỉnh không chú?
- Ai nói vậy?
- Ba cháu. Ông mắng cháu và nói cháu quê mùa quá.
Cúi đầu, thằng bé nói thật nhanh:
- Chú ơi, đàn chim của chú ra sao rồi?
- Tất cả đều như cũ, chẳng sao cả.
- Thế nó có ăn thức ăn cháu đem đến mỗi buổi sáng không chú?
- Chúng thích lắm, ăn hết những thứ cháu mang lại.
Ôm chặt nó, tôi bảo nó đừng làm như vậy nữa:
- Nếu ba cháu biết, ông ấy lại nổi giận đánh cháu đó.
- Không … không, ông ấy không biết được đâu.
Rồi nó chấm dứt hẳn, không đến nhà tôi nữa. Tôi ngồi đọc sách trong vườn cảm thấy
thật cô đơn. Thỉnh thoảng tôi có cảm tưởng như có chiếc đầu lấp ló trên bờ tường thấp phía
đông, nhưng khi quay đầu lại, bóng này lại biến mất. Sau khi đọc tiếp vài trang sách, tôi quay
lại nhìn thẳng vào hướng đó, nhưng hình bóng thằng bé Sơn vẫn biệt tăm. Sự biến mất thình
lình của Sơn cũng làm đàn chim bồn chồn hốt hoảng. Không thể tập trung vào việc đọc sách,
tôi ra hẳn con đường độc nhất đứng đợi, nhưng càng trông ngóng, thằng bé lại càng biệt tăm
tích.
Thông thường thì rất nhiều đứa bé chơi ở đây và Sơn cũng tham gia vào việc chơi đùa
với chúng. Thằng bé thường mặc chiếc áo khoác ngoài của cha nó, rộng thùng thình và rách
nhiều chỗ. Khi nhiệt độ ấm hơn, nó mặc chiếc áo sơ mi dài, bẩn thỉu cũng của cha nó. Khi
đám trẻ nhẩy múa, nó thường đứng xa ra một khoảng cách. Có lần tôi lại gần hỏi nó:
- Sao cháu không chơi với tụi nó?
- Cháu không biết nhẩy.
- Dễ học lắm.
- Tụi nó cười cháu vì cháu từ miền núi tới. Dù sao cháu cũng không thích trò chơi
này. - Ngưng lại một lát, nó hỏi tôi. – Chú ơi, tại sao ở đây không có đồi phân vậy?
- Gì, đồi phân?
- Vâng, trong làng cháu có những ngọn đồi phân trâu bò quanh sân đập lúa. Chúng
cháu thường chơi ở đây. Mùi không tệ lắm đâu. Chúng cháu cũng chơi tại một đoạn đường
dốc phía sau làng, lật ngược chiếc ghế dài rồi ngồi trên đó. Giống như đi trên chiếc xe lửa tốc
hành, nó lao xuống, tiếng gió thổi bên tai làm cháu rùng mình, thích lắm chú. Ở đây không
có dốc nên tụi nó không chơi được trò chơi này.
Làm sao có thể cắt nghĩa cho nó hiểu đời sống thành thị ra sao, có lẽ chỉ có những con
chim bồ câu mới làm nó thích thú trong khi sống ở đây mà thôi. Thình lình cha của Sơn nhìn
thấy chúng tôi đang chuyện trò, ông ta la gọi nó. Thằng bé nói nhỏ với tôi:
- Ba cháu đang gọi cháu kìa.
- Nhanh lên không ông ấy lại la cháu bây giờ.
Cho tới giữa mùa hè năm ấy, Sơn không đến nhà tôi lần nào. Vì quá bận rộn với công
việc tôi không thể đi kiếm nó được, tuy vậy tôi cũng nghe được nhiều chuyện về thằng bé.
- Con báo không thay đổi địa điểm rình mồi. Bây giờ thằng Sơn có thể ăn cơm trắng
hay bột mì nhưng thái độ của nó không thay đổi chút nào. Nó vẫn chỉ là đứa bé quê mùa.
- Nó không chơi được với đứa nào trong tỉnh này, lúc nào cũng nói về làng xóm sau
ngọn núi kia thôi.
- Nó là một đứa bé ngu đần không hơn không kém.
- Mí mắt và mặt của nó sưng lên, chắc là không quen với cái nóng trong thành phố.
Đêm nào nó cũng khóc rồi đòi mang chiếc giường ra giữa phố. Ba nó chửi mắng nó. Nó cũng
chẳng bao giờ lưu ý tới cái nóng thiêu đốt của mặt trời cả.
- Những đứa bé nhà quê đều thiếu giáo dục.
- Thế ông có biết chuyện nó tới hồ bơi không?
- Biết chứ - Cả hai cười ầm lên.
Tôi hỏi vài đứa trẻ về chuyện này và được kể lại là có lần Sơn tới hồ bơi nhưng rồi
không bao giờ trở lại nữa.
- Nó là thằng vô lại.
- Thằng vô lại?
- Phải, nó nhẩy xuống hô bơi nhưng trần truồng như nhọng. Người bảo vệ xách tai,
kéo nó lên.
- Rồi sao nữa?
- Chúng cháu được một trận cười bể bụng, nó tức giận đánh nhau với chúng cháu.
- Rồi sao nữa?
- Từ đó nó không chơi với chúng cháu nữa.
Tôi được biết thêm là sau đó Sơn rất ít ra khỏi nhà. Nó ngồi cả ngày dưới mái hiên
nhà hàng xóm, mắt chăm chú nhìn vào lồng chim, nói chuyện với con chim bị nhốt. Không ai
hiểu nó cả … Đã ba lần nó mở lồng chim để thả con chim ra, nhưng người hàng xóm nhìn
thấy, tát nó và than phiền với cha nó. Có người nói chuyện với nó về chuyện này.
- Tại sao mày lại định thả con chim ra? Mày có biết nó quí chừng nào không?
- Không, không phải vậy. Con chim này không bay cao bằng chim bồ câu.
- Mày là thằng bé ngu xuẩn.
- Không, tôi không ngu.
Hậu quả là thằng bé Sơn bị cha nó đánh vài lần, sau đó nó càng ít nói hơn.
Mỗi lần nghe những chuyện như vậy, tim tôi lại quặn đau. Điều làm tôi lo nhất là nếu
việc cứ tiếp tục xẩy ra như vậy thì điều xấu sẽ xẩy ra cho nó. Tôi định sẽ nói cho mọi người
đừng chế nhạo nó nữa và tôi sẽ đi kiếm nó.
Một buổi sáng sớm kia, khi còn nằm trên giường, tôi nghe có tiếng gõ cửa dồn dập.
Tôi vội vàng mở cửa thì thấy thằng bé đứng ở đó đang khóc.
- Sao vậy? – Tôi ôm chặt lấy nó.
- Con chim bồ câu trắng chết rồi, con mèo cắn nó chết.
Tôi vội chạy ra coi lại đàn chim. Chuồng chim vẫn được khóa an toàn và con chim bồ
câu trắng vẫn ở trong đó. Khi nhìn thấy, nét mặt của Sơn rạng rỡ hẳn lại. Mắt chớp chớp, nó
cười với tôi.
- Cháu làm sao vậy, tất cả đều an toàn đây này.
- Ồ, đêm hôm qua cháu nằm mơ nghe thấy có tiếng động đang tiến dần lên chuồng
chim. Cháu chạy vội ra thì thấy một con mèo chui vào trong chuồng. Ngoại trừ con chim
trắng ra, tất cả đều bay tán loạn ra ngoài. Con mèo ăn con chim và lông trắng bay ra ngoài lả
tả. Cháu sợ quá, khóc to lên rồi thức dậy chạy vội tới đây.
Tôi không thể nhịn cười được, tuy vậy tim tôi quặn đau. Tôi ngồi xuống dưới mái
hiên, lấy bánh cho thằng bé ăn. Trước khi đi, nó lấy trong túi ra một chiếc bao nhỏ đựng gạo
và nói muốn cho chim ăn. Tôi từ chối, thằng bé bèn đeo chiếc túi lên vai rồi nói với tôi là
đừng tìm nó vì sợ cha nó mắng.
Hôm sau tôi được biết là cha đứa bé biết là nó đã đến nhà tôi nên đánh cho nó một
trận đòn rồi bắt nó phải hứa là không bao giờ được lấy thức ăn trong nhà đem cho đàn chim
của tôi nữa. Bao nhiêu tội lỗi ông ta đều đổ cho tôi cả, do đó tôi bỏ ý định đi thăm Sơn và
khuyên nhủ cha nó vài điều. Mỗi khi gặp nhau ngoài đường, ông ta thường quay mặt đi nơi
khác và coi tôi như kẻ thù.
Một ngày mùa thu kia, thình lình ông ta xuất hiện trước cửa nhà tôi. Ngập ngừng, ông
ta nói:
- Này ông Tư, tôi có thể vào trong nhà thưa chuyện với ông một chút được không?
Tôi không có một chút lịch sự nào với con người này cả:
- Bộ ông gặp cọp ở đây hả?
- Thưa ông Tư, tôi xin lỗi đã hiểu lầm ông. Tôi tới đây để xin lỗi ông.
- Thằng bé Sơn có đi cùng với ông không? Nó có khỏe không?
- Ông có giận tôi khi tôi cấm nó tới đây không?
- Nó là con ông thì làm sao tôi giận ông được. Nhưng thành thực mà nói thì tại sao
ông lại đối xử với nó nghiêm khắc như vậy. Tôi thật không hiểu.
- Bởi vậy tôi mới phải tới đây xin lỗi ông. Tôi xin ông một việc …
- Gì vậy?
- Thưa ông, nó nhớ ông và đàn chim của ông. Dù cho tôi giữ nó trong nhà nhưng trái
tim của nó lúc nào cũng ở trong vườn của ông. Nó lấy hạt trong nhà cho chim của ông ăn, tôi
đánh nó nhiều lần. Bây giờ hình như dễ dạy hơn nhưng lúc nào cũng lãnh đạm với mọi thứ.
Tuy là sống ở tỉnh nhưng nó luôn luôn là một đứa bé nhà quê. Nó chậm chạp và ngây ngô,
nhiều khi khóc lóc đòi về sống ở ttrong làng. Tôi sợ là một ngày nào đó nó sẽ trốn tôi mà đi
mất thôi.
Tôi nói:
- Nó sinh ra và lớn lên tại vùng núi, chỉ có núi rừng và cảnh thiên nhiên mới làm nó
sung sướng thôi. Nếu ông bắt nó sống ở tỉnh thì thật là sai lầm. Nếu bắt ép nó quá, ông sẽ
giết nó đó.
- Nhưng nó chẳng thích gì hơn chim bồ câu cả.
- Nó sinh trưởng tại vùng núi thì ông cứ để nó tự nhiên tới đây chơi đùa với đàn
chim của tôi thì tốt hơn.
- Theo tôi thì không tốt để nó quá tự do, về sau rất khó dạy. – Ông ta nói to một cách
tức giận. – Ông có thể bán cho tôi một con chim bồ câu được không?
- Bán?
- Phải, bán. Việc này sẽ giúp ích cho tôi nhiều trong việc dạy dỗ nó.
Phùng Lâm lấy tiền từ trong túi ra. Thay vì cầm lấy tiền, tôi trao cho ông ta con chim
có chiếc mỏ đỏ rồi hối mang về liền cho bé Sơn.
Sau đó thỉnh thoảng tôi ghé thăm nhà của hai cha con và thấy bé Sơn chăm sóc cho
con chim hơn cả tôi nữa. Nó làm một chuồng chim nhỏ thật đẹp treo ở hiên nhà, một sợi dây
len buộc hai cánh làm cho con chim không bay xa được. Để con chim trên tay, Sơn để nó bay
lên nóc nhà rồi bay xuống đất. Nó bắt chước con chim, nghểnh cổ ra để gáy hay khuỳnh hai
tay như thể đang bay. Cứ như vậy, nó chơi với con chim suốt ngày.
Khi gặp tôi, Sơn la lên:
- Chú ơi, bây giờ nó đã quen cháu chưa?
- Dĩ nhiên, nó ở đây hai ngày bây giờ quen cháu rồi.
Nó tháo sợi dây len ra và với tiếng đập cánh, con chim nhỏ bay vút lên rồi mất hút
trong nền trời xanh thẳm. Một lúc sau, nó từ đám mây bay xuống. Như điên lên vì thích thú,
Sơn nhẩy cẫng lên:
- Con chim của cháu, con chim của cháu.
Tôi cũng vui lây, còn Phùng Lâm nói với tôi:
- Từ khi có con bồ câu, nó không khóc và đòi về quê nữa.
Tôi cũng ngạc nhiên hỏi lại:
- Vậy sao?
Phùng Lâm gật đầu:
- Đúng vậy, thật là lạ … Không hiểu sao nó lại yêu thích chim bồ câu như vậy.
- Cũng thật là lạ.
Khi ngồi trong vườn nhìn đàn chim bay nhẩy, tôi hiểu được tâm trạng thằng bé Sơn
và cầu mong cho nó sung sướng và tìm được nguồn hạnh phúc với con chim bồ câu, với
thiên nhiên.
Rồi một trận bão lớn đánh vào vùng tôi ở. Nhiều ngôi nhà bị phá hủy, bức tường phía
đông nhà tôi bị xụp đổ, sau trận bão tôi phải sửa lại bức tường đó trong suốt hai ngày. Đời
sống nhiều bận rộn khiến tôi không có thì giờ tới thăm cha con thằng bé. Một ngày kia, tôi
nghe hai bà già đi ngang qua nhà tôi nói chuyện với nhau:
- Thật tội nghiệp.
- Trước kia tôi thấy nó thật kỳ cục, nhưng bây giờ tôi lại thấy thương.
- Chỉ là con chim bồ câu thôi, sao nó lại ngu đến thế.
- Nó làm cho con chim chết.
- Không phải vậy, ngược lại mới đúng.
- Chắc là tại cái số của nó.
Dù cho tôi không hiểu là họ nói chuyện về ai nhưng tim tôi cũng đập liên hồi. Tôi bắt
đầu lo. Sau bữa cơm chiều, đang ngồi ở ngoài vườn thì nghe tiếng Phùng Lâm gọi tên tôi.
Quay nhìn thì thấy nước mắt lã chã trên mặt hắn. Tôi vội hỏi:
- Việc gì vậy?
- Tôi đến thăm ông vài lần nhưng ông vắng nhà.
- Hồi này tôi hơi bận. Tại sao thằng bé Sơn không đi với ông tới đây?
Hắn ta nức nở khóc.
- Nó làm sao rồi?
- Thật là tai họa ghê gớm. Con tôi đang chết dần chết mòn. Nó không còn tỉnh táo
như trước nữa. Mỗi khi tỉnh dậy nó chỉ gọi tên ông và con cưng thôi.
- Con cưng? Ai là con cưng của nó.
- Con chim bồ câu mà ông cho nó. Con chim ấy chết rồi.
- Chết? Sao vậy?
Phùng Lâm kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Vào đêm bão vừa qua, hai cha con đi
ngủ sớm. Tới nửa đêm sấm chớp đùng đùng làm thằng bé thức dậy, nó vùng đúng lên, chạy
ra ngoài sân để mang con chim vào nhà. Đêm đó trời mưa thật lớn, thay vì đánh thức người
cha dạy giúp, nó mang theo một chiếc ghế, nhưng vì còn quá thấp, nó phải kê thêm một chiếc
ghế đẩu nữa mới với tới chuồng chim. Khi tay nó vừa chạm vào chuồng chim thì một tiếng
sét đánh tới làm nó giật mình và mất thăng bằng, tuy vậy nó vẫn nắm được con chim. Chiếc
ghế bị trượt làm nó ngã xuống, đè lên con chim làm nó chết liền, còn thằng bé bị tổn thương
cột sống và bị tê liệt.
Nó khóc suốt ngày đêm, mồm lảm nhảm nói là con cưng của nó không chết mà đang
bay trên trời cao. Tôi giận dữ trách Phùng Lâm:
- Tại sao không cho tôi biết liền?
- Tôi nghĩ là lại phải làm phiền ông, thằng bé Sơn cũng không muốn tôi nói cho ông
biết. Nó hối hận đã làm cho con chim chết. Tôi sợ là … nó sẽ đi sớm. Ông có thể tới nhìn
mặt nó lần cuối ngay bây giờ được không? Ông là người duy nhất nó nghe lời thôi.
Tôi vội vã theo chân Phùng Lâm đi ngay. Mặt trời gần tắt hẳn, chỉ còn để lại một vệt
màu đỏ trên cửa sổ nhỏ trên căn nhà của Phùng Lâm. Căn vườn hoàn toàn im lặng, còn căn
buồng thì thật bừa bộn. Bên cạnh cửa sổ là thằng bé Sơn nằm đó, vàng vọt, hốc hác. Khi nhìn
thấy tôi, nó bật khóc. Tôi cũng không ngăn được nước mắt, chạy lại ôm lấy nó:
- Bé Sơn.
Nó nói với Phùng Lâm giúp nó ngồi dậy, nhưng tôi cản. Nó mếu máo:
- Chú ơi, con cưng của cháu chết rồi.
- Không sao cả, chú cho cháu hết chim của chú đó, cháu có thích không?
Tôi bước ra ngoài và nhìn thấy đàn chim của tôi đang bay vòng quanh sân, chân của
chúng buộc những sáo tre nhỏ nên làm thành những tiếng nhạc nghe thật vui tai. Khi nghe
thấy tiếng nhạc, thằng bé la lớn:
- Chim bồ câu, chim bồ câu. Mau lên ba, mở cửa sổ ra cho con coi.
Cánh cửa sổ mau chóng được mở tung ra nhưng vẫn không nhìn thấy những con vật
thương yêu nên nó khóc nức lên. Cha nó phải mang một chiếc gương kê ngay bên cửa sổ.
Nhìn thấy đàn chim, nước mắt vui sướng của nó lại đổ ra nhiều hơn. Nhìn thấy vậy, tôi cũng
không thể ngăn được nước mắt. Thay vì nói với thằng bé, tôi huýt sáo ra hiệu cho đàn chim,
lập tức từng con một bay qua cửa sổ vào trong phòng. Có con đậu ngay trên người nó, có con
đậu trên giường.
- Chú ơi, bảo chúng bay nữa đi. Tiếng sáo nghe hay quá.
Tôi cầm lấy con chim mái làm những con chim đực bay lượn vòng quanh. Thằng bé
Sơn như muốn nhẩy ra khỏi giường:
- Đẹp quá, hay quá.
Thấy vậy, tay vẫn cầm con chim mái, tôi chạy quanh phòng khiến đàn chim bay náo
loạn theo, thêm vào là tiếng sáo thật vui tai. Căn phòng tràn ngập niềm vui, nhưng một lúc
sau, tôi không còn nghe tiếng cười nói của thằng bé nữa. Tiến lại gần, tôi thấy đôi mắt nó đã
nhắm nghiền và hơi thở đã ngưng. Nó đã chết trong niềm vui trọn vẹn, miệng vẫn nở nụ
cười.
Và đàn chim vẫn bay vòng quanh căn phòng.
Sau đám tang, tro của thằng bé được bỏ trong một hộp gỗ giống như chiếc chuồng
chim bồ câu. Chiếc hộp này để trong một chiếc ngăn tủ kính của Phùng Lâm. Ba bữa sau,
hắn đến gặp tôi, nước mắt chẩy ròng ròng:
- Tôi mang tội nặng quá. Tôi đã giết bé Sơn.
- Bé Sơn còn trẻ quá.
- Phải nằm im trên giường, nó thật đau khổ. Có lẽ vì vậy làm cho nó chết sớm.
Tôi hờ hững trả lời:
- Có lẽ vậy.
Sau khi đưa Phùng Lâm về, nước mắt tôi tuôn trào, tim tôi vỡ ra từng mảnh. Buổi tối
hôm đó tôi không ăn cơm và đi ngủ thật sớm, nhưng cả đêm chẳng chợp mắt được, hình ảnh
bé Sơn và con chim bồ câu lúc nào cũng lởn vởn trong đầu.
*Trần Hồng Văn.
Tác giả: Giả Bình Nghĩa, thành viên hội nhà văn Trung Quốc sinh năm 1953 trong một làng
miền núi tỉnh Thiểm Tây. Năm 1967, cha của ông là một giáo viên cấp hai bị buộc vào tội phản
động nên không được lĩnh lương tháng, Giả phải bỏ học đi làm giúp gia đình. Ông làm nghề
nông, rồi tình nguyện vào quân đội sau đó được cho làm trong một tòa báo nhỏ. Nhờ sự cần cù,
chăm chỉ và có khiếu viết văn, ông được cho theo học tại Đại học miền Đông Bắc. Sau khi tốt
nghiệp ngành báo chí, ông được tham gia vào ban biên tập Cơ Sở Xuất Bản Nhân Dân tỉnh
Thiểm Tây, sau đó được chuyển về làm việc cho tạp chí văn học Trường An. Ông đã xuất bản
trên 300 truyện ngắn, 100 bài biên khảo và thơ và 7 tuyển tập truyện ngắn.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết