MẠC SƯƠNG


Join the forum, it's quick and easy

MẠC SƯƠNG
MẠC SƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MẠC SƯƠNG

Chuyên Dưa leo Baby Hà Lan, Đ/c ấp 4 Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai ĐT 0973764405!

Latest topics

» Dưa Tết Canh Tý 2020----ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
by gacon 15/1/2020, 9:45 am

» tiemview crack
by macsuong 28/5/2018, 2:30 pm

» cà chua bi trồng hữu cơ rất an toàn cho người dùng
by macsuong 28/5/2018, 9:06 am

» Lệnh điều khiển máy từ xa
by macsuong 28/5/2018, 9:05 am

» TRẢNG BOM NƠI TÔI SỐNG
by macsuong 27/4/2018, 1:01 am

» CÀ CHUA SÔ CÔ LA GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:26 am

» CÀ CHUA F1 RED GIỐNG NGA
by macsuong 27/4/2018, 12:24 am

» cụ thể là chép vào thư mục này
by macsuong 1/11/2017, 10:55 am

» Đặc Sản quê Hương Xứ Nghệ
by macsuong 8/2/2017, 11:03 am

» Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi Hải Dương-981 vào Biển Đông
by macsuong 29/12/2015, 3:52 pm

» File word bị lội "This error message can appear if the document you are
by ngoctram.nhim 19/7/2015, 10:02 pm

» Những câu châm ngôn cuộc sống ý nghĩa
by macsuong 11/11/2014, 11:29 am

» SẢN PHẨM MỚI 10/2014
by bimbip 4/10/2014, 8:17 pm

» Bảng báo giá sản phẩm mỹ nghệ
by macsuong 30/5/2014, 4:31 pm

» Cảm ơn Trung Quốc vì đưa giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam và sau đó...
by macsuong 9/5/2014, 10:16 am

» TẠI SAO TÔI KHÔNG VÀO ĐƯỢC DIỄN ĐÀN?
by gacon 3/12/2013, 9:46 pm

» .....CHÚC MỪNG....
by gacon 3/12/2013, 9:43 pm

» Tạo chương trình khởi động cùng window 7
by macsuong 23/10/2013, 11:01 am

» Nồi cơm khổng tử
by macsuong 26/9/2013, 9:51 pm

» OsMonitor phần mềm giám sát mạng LAN (phần mềm giám sát mạng nội bộ, mạng văn phòng)
by piaorou86 30/3/2013, 11:39 pm


You are not connected. Please login or register

Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

macsuong

macsuong
,
,

Việt - Trung nhất trí tuyệt đối không dùng vũ lực
Cập nhật lúc :8:51 AM, 30/08/2011
(ĐVO)
Trong Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ
hai, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác
quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề,
góp phần tăng quan hệ hữu nghị hai nước.

Dưới
sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng Việt Nam và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Đối thoại chiến lược quốc phòng-an
ninh cấp Thứ trưởng lần thứ hai đã diễn ra tốt đẹp hôm 29.8 tại Bắc
Kinh (Trung Quốc)


Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ A1
.

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Phát biểu tại Đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng
Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ
và tinh thần 4 tốt, quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát
triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh. Giao lưu văn hóa,
giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng. Hàng nghìn sinh viên Việt Nam
đang học tập tại Trung Quốc.

Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt
- Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi
đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn
bó giữa quân đội hai nước. Trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức
Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt
Nam vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng
Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở
rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của
Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc
vào đầu năm 2011. Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa Hải quân,
Biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần
tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi
học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành…

Trên nền tảng tốt đẹp đó, tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh
Việt - Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác
trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường
dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân
sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt
Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ
và nhân dân Việt - Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp
tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước. Tại
cuộc Đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi và tình hình Trung
Đông - Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: “Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy
của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị
bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, tuy nhiên, ông cho rằng:
“Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ
khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.

Cần xử lý vấn đề biển Đông theo luật pháp quốc tế

Với tinh thần xây dựng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng
Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong
quan hệ hai nước. Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất
đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ
Việt - Trung và ổn định khu vực: “Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu
hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và
mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật
thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan
hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương. Việt
Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội
dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử
nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Thứ
trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng, các vấn đề trên Biển Đông cần được
xử lý theo luật pháp quốc tế - đó là, những vấn đề mang tính quốc tế
theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên
quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan,
những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những
tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam - Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết
hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch: “Việt
Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc
vì chính lợi ích của chúng tôi”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất
nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ
và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu
dựa vào nước này để chống nước kia: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy
với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng
hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung
Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát
triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng
chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng
phát triển?”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai,
minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế
hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể
giữa hai nước. “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80
triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc”.

"Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung
Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý
bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên
cùng có thể chấp nhận được” - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu, và
nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy
đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô
nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ
một nước nào để chống Trung Quốc!”. Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát
triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật
pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên
có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên
tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến
việc sử dụng vũ lực”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc đã tiếp Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam. Cùng dự buổi
tiếp có Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Trung tướng
Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi nồng nhiệt của Đại tướng Phùng
Quang Thanh tới Thượng tướng Lương Quang Liệt. Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc khẳng định lại mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồn tại
giữa hai nước ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, và cho rằng kết quả
tốt đẹp của cuộc Đối thoại sẽ tạo động lực để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác
quốc phòng Việt - Trung, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát
triển quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.




Bài và ảnh: Võ Bình

macsuong

macsuong
,
,

Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ


Bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của bất cứ quốc gia-dân tộc nào
trên thế giới, đặc biệt là đối với Việt Nam, một dân tộc có lịch sử hàng
nghìn năm đấu tranh kiên cường.


Những
năm gần đây, trong các thủ đoạn tiến hành chiến lược "diễn biến hòa
bình", các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam không ngừng kích động
tâm lý tình cảm của người dân Việt Nam xung quanh các vấn đề biên giới,
lãnh thổ, cũng như xuyên tạc các nỗ lực ngoại giao, giải quyết hòa bình
các tranh chấp trên Biển Đông mà Việt Nam đang thực hiện, hòng làm suy
giảm niềm tin, gieo rắc sự nghi ngờ đối với chủ trương, chính sách đối
nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ dân tộc.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của bất cứ quốc gia-dân
tộc nào trên thế giới, đặc biệt là đối với Việt Nam, một dân tộc có
lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh kiên cường, bất khuất bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự thống nhất đất nước. Bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ đã trở thành tư tưởng thường trực trong mỗi người
dân Việt, được hun đúc thành lòng yêu nước và trở thành nền tảng của
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó đặc biệt được nhân lên mạnh
mẽ kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo Cách mạng Việt
Nam. Ý thức được vấn đề này, Đảng ta đã sớm nỗ lực giải quyết các vấn đề
biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng và đã đạt được những thành
quả mang tính lịch sử, trước hết là phân giới cắm mốc đường biên giới
trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Sau khi hoàn thành
phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền với Trung Quốc, Việt Nam đang
phối hợp tôn tạo và tăng dày các mốc giới trên biên giới Việt-Lào và
đang tích cực hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới với
Cam-pu-chia theo các hiệp định, hiệp ước đã được ký kết. Dự kiến đến
cuối năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam nằm vào số ít quốc
gia có biên giới pháp lý trên đất liền đầy đủ trên hiệp ước, bản đồ,
ngoài thực địa và các thỏa thuận hợp tác, quản lý đường biên giới hòa
bình, hữu nghị với ba nước láng giềng có chung biên giới trên bộ. Trên
biển, sau khi phân định xong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, Việt Nam đang
nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông với mục
tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc.

Tuy nhiên, cần thấy rõ một thực tế là việc giải quyết các tranh chấp
trên Biển Đông không đơn giản, nhiều khó khăn, phức tạp và chắc chắn sẽ
phải mất nhiều thời gian, nên nhiều người tỏ ra băn khoăn, sốt ruột và
muốn thúc đẩy nhanh, nhất là những năm gần đây Trung Quốc đã có những
động thái làm tình hình trở nên ngày càng phức tạp, khiến các nước trong
khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại.

Trong khi dư luận khu vực và quốc tế có nhiều quan điểm, ý kiến chân
thành, nghiêm túc và đầy trách nhiệm khi kêu gọi Trung Quốc và các bên
liên quan giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, kiềm chế để
tránh một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra, thì cũng có không ít
những thông tin nhiễu, những ý kiến kích động, chia rẽ, tạo sự nghi ngờ
đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông, thậm chí gây nghi ngờ Việt Nam lôi kéo
các nước khác chống Trung Quốc. Thực sự đó là những chiếc bẫy kích động
và chia rẽ cần hết sức cảnh giác.

Đầu năm nay, có một người Trung Quốc đặt ra câu hỏi với một học giả Việt
Nam rằng, có phải Việt Nam đang liên kết với nước ngoài để chống Trung
Quốc? Câu hỏi được đặt ra trong khi các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
diễn ra phức tạp và trong khi Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Câu
trả lời của học giả Việt Nam là nếu Trung Quốc tin như vậy thì chính
Trung Quốc đang bị nước ngoài “lừa”. Nêu lại câu chuyện này để bạn đọc
có thể phần nào nhận thấy rằng, rất nhiều thông tin ở bên ngoài hiện nay
đang hướng tới sự chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Còn nhớ, tháng 8 năm ngoái, vào thời điểm khá nhạy cảm thì một nhóm tàu
chiến Mỹ đến thăm Việt Nam theo chương trình trao đổi giữa hai bên được
hoạch định trước nhằm tăng cường quan hệ song phương, xây dựng lòng tin.
Trong chuyến thăm đó đã diễn ra một số cuộc trao đổi kinh nghiệm trong
một số lĩnh vực an ninh phi truyền thống như diễn tập cứu hộ, cứu nạn...
Thế mà hàng loạt hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đồng loạt đưa tin
Việt Nam mời hải quân Mỹ tới Đà Nẵng tập trận. Và người ta cũng không
quên suy luận rằng, mục tiêu của “các cuộc tập trận này” không thể là gì
khác ngoài việc phối hợp ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông. Chuyến
thăm hằng năm của 3 tàu hải quân Mỹ tới Đà Nẵng vừa diễn ra từ 15 đến
21-7-2011 cũng bị một số cơ quan báo chí nước ngoài bình luận xuyên tạc
như vậy. Lại có những việc suy diễn rất gượng gạo, mang tính gán ghép.
Chẳng hạn, Chính phủ ta công bố Nghị định quy định công dân thuộc diện
làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, thì một số
tờ báo cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị đưa đất nước vào tình trạng
chiến tranh(!). Tương tự như vậy, đầu năm nay, người ta tung tin Việt
Nam cử người tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng ở Thái Lan do Mỹ và
Thái Lan tổ chức, mà trên thực tế Việt Nam chưa có ý định tham dự vào sự
kiện này… Những thông tin kiểu đó vừa không trung thực vừa gây nghi ngờ
lẫn nhau.

Bằng những bài báo thiếu chính xác, những lời bình luận chủ quan, phiến
diện, nặng về suy diễn, rất nhiều tờ báo nước ngoài, trong đó có cả một
số tờ báo của Trung Quốc, đang có những lời lẽ kích động trong giải
quyết tranh chấp biển đảo. Mấy tuần nay, trên các trang mạng của báo chí
nước ngoài, thậm chí cả nhiều blog cá nhân thường xuyên “treo” trên
trang chủ những tin, bài, ảnh chỉ trích Việt Nam “nhu nhược” với Trung
Quốc, nhưng lại “trấn áp” người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc ở
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, một số tờ báo của Trung Quốc
đăng tải những bài báo mang tính đe dọa, cảnh báo Việt Nam trong vấn đề
Biển Đông, thậm chí dọa sẽ “dạy Việt Nam một bài học…".

Tất nhiên những thông tin như vậy không tốt cho việc giải quyết tranh
chấp trên biển Đông đã đành mà còn làm cho sự nghi kị ngày càng tăng
thêm. Thái độ đúng đắn lúc này là có một quan điểm tư duy sáng suốt và
tỉnh táo: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề vô cùng nghiêm túc, đòi
hỏi chúng ta phải tỉnh táo, bình tĩnh, nghiên cứu kỹ thông tin và những
lời đe dọa ấy cùng những động thái đằng sau nó. Chúng ta không "mắc bẫy"
thông tin, tự mình làm rối thêm tình hình, có những ứng xử không chuẩn
xác, nghi ngờ nhau và phá vỡ đoàn kết dân tộc. Nếu chúng ta rơi vào
trạng thái đó thì có nghĩa là trúng kế của các thế lực muốn trở thành
“ngư ông đắc lợi”.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu và có uy tín của chúng ta gần đây đã viết:
“Mọi hành vi, cho dù xuất phát từ những động cơ rất trong sáng, nhưng vô
hình trung tạo ra sự phân tâm hoặc bất ổn xã hội, gây trở ngại cho việc
củng cố tiềm lực, triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa
phương hóa đều có thể làm cho sức mạnh dân tộc bị suy yếu, chỉ có lợi
cho những người muốn thấy một nước Việt Nam yếu và chia rẽ. Đó là chưa
kể một số kẻ mưu toan “đục nước béo cò”, lợi dụng nhiệt huyết của các
tầng lớp nhân dân để phục vụ cho những tính toán riêng của họ”. Cũng như
vậy, một nhà nghiên cứu của ta đã đưa ra lời khuyên: “Sự hèn nhát cũng
như sự liều lĩnh không phải là giải pháp để có được hòa bình và sự toàn
vẹn lãnh thổ”.

Theo Báo Quân đội Nhân dân

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết